Theo PhoneArena, thông tin này được tiết lộ trong một hồ sơ do SMIC gửi lên Sở Giao dịch Chứng khoán Hồng Kông. Trong tài liệu, SMIC cho biết họ đang tiến hành đánh giá về tác động liên quan của các hạn chế xuất khẩu đó đối với hoạt động sản xuất và vận hành của công ty.
SMIC hiện là xưởng đúc chip lớn nhất của Trung Quốc.
Semiconductor Manufacturing International Corp (SMIC) hiện là xưởng đúc chip lớn nhất của Trung Quốc. Vào tuần trước, chính phủ Mỹ được cho là đã hạn chế xuất khẩu một số nguyên liệu nhất định cho SMIC nếu không có giấy phép từ Mỹ. Các báo cáo cho biết, nguyên nhân vì chính phủ Mỹ cáo buộc SMIC đã có những mối quan hệ làm ăn với lực lượng quân đội Trung Quốc. SMIC đã phủ nhận cáo buộc và cho biết họ không nhận được bất kỳ thông báo nào từ Bộ Thương mại Mỹ liên quan đến các hạn chế.
Với hạn chế này, SMIC sẽ bị ảnh hưởng nặng nề vì công ty sử dụng nguyên liệu có nguồn gốc từ các bang hoặc các đồng minh của Mỹ để sản xuất chip cho khách hàng. Theo Bloomberg, SMIC hiện phải đánh giá tác động của việc hạn chế xuất khẩu đối với hoạt động kinh doanh của mình bởi lệnh cấm.
Được thành lập năm 2020, SMIC đã phát triển và trở thành tập đoàn chế tạo chip lớn nhất của Trung Quốc và từng có thời gian là hãng sản xuất lớn cho các công ty chip của Mỹ. SMIC sau đó thiên về phát triển nội địa, gắn với việc Trung Quốc chuyển hướng, đầu tư hãng tỉ USD cho phát triển lĩnh vực công nghệ then chốt này. Huawei là khách hàng lớn nhất của SMIC, với 20% chip được mua từ SMIC trong năm 2019.
Như phần lớn các hãng chế tạo chip khác, SMIC phụ thuộc vào công nghệ chế tạo phục vụ xây dựng và thử nghiệm chip. Các công ty Mỹ chiếm 45% thị trường thiết bị chip toàn cầu. Theo giới chuyên gia phân tích trong ngành, đối với một một số công nghệ, thiết bị vi xử lý có tính chuyên biệt, độ phức tạp cao, các công ty của Mỹ là người đi đầu, với sản phẩm không thể thay thế.