Thứ 2, 16/09/2024, 10:37 AM
Bạn đọc đăng tin
Hotline: 0918658465

Vi khuẩn kháng thuốc 'tấn công' hầu hết các sơ sở khám, chữa bệnh tại Việt Nam

Vi khuẩn kháng thuốc 'tấn công' hầu hết các sơ sở khám, chữa bệnh tại Việt Nam
(Tieudung.vn) - Theo các dược sĩ, hiện hầu hết các cơ sở khám, chữa bệnh ở Việt Nam đều xuất hiện của vi khuẩn kháng thuốc kháng sinh, phổ biến nhất là nhóm vi khuẩn gram âm đường ruột.

Hàng năm có hàng triệu người chết do kháng thuốc

Theo ông Cao Hưng Thái, Phó cục trưởng Cục Quản lý khám chữa bệnh, Bộ Y tế cho biết, hàng năm có hàng triệu người chết do kháng thuốc, trong đó có 1,4 triệu trẻ em và thế giới phải chi hàng trăm tỷ USD cho kháng thuốc. Báo cáo năm 2013 của World Crisis cho thấy trung bình mỗi nước mất từ 0,4 đến 1,6% GDP quốc gia cho phòng chống kháng thuốc.

Cũng theo ông Cao Hưng Thái, kháng thuốc hiện không của riêng quốc gia nào mà là vấn đề y tế toàn cầu, đặc biệt nổi trội ở các nước đang phát triển. Tổ chức Y tế thế giới WHO xếp Việt Nam vào danh sách các nước có tỷ lệ kháng thuốc kháng sinh cao trên thế giới. Hầu hết các cơ sở khám, chữa bệnh ở Việt Nam đang phải đối mặt với tốc độ lan rộng các vi khuẩn kháng nhiều loại kháng sinh. Đáng lo hơn, nước ta đã xuất hiện một vài loại siêu vi khuẩn kháng lại tất cả các loại thuốc kháng sinh mà phổ biến nhất có thể kể đến là nhóm vi khuẩn gram âm đường ruột.

Hiện tại hầu hết các cơ sở khám, chữa bệnh tại Việt Nam đều xuất hiện vi khuẩn kháng thuốc. Ảnh minh họa

Hiện tại hầu hết các cơ sở khám, chữa bệnh tại Việt Nam đều xuất hiện vi khuẩn kháng thuốc. Ảnh minh họa 

Báo cáo về tình hình sử dụng kháng sinh hiện nay tại các cơ sở y tế, ThS.DS Lê Quốc Thịnh- Trưởng Khoa Dược, 71 Trung ương cho biết, theo khảo sát thực trạng sử dụng kháng sinh tại BV 71 Trung ương năm 2016 cho thấy chi phí sử dụng kháng sinh chiếm tới 69,61% tổng số tiền thuốc được sử dụng cho điều trị nội trú và ngoại trú trong đó nhóm beta- lactam chiếm tỷ lệ nhiều nhất 80,88%.

Qua nghiên cứu 100 bệnh án nội trú ngẫu nhiên tại Khoa Hồi sức cấp cứu, BV 71 trung ương từ tháng 1 đến tháng 11/2016 nhận thấy có 81 bệnh nhân được điều trị kháng sinh (chiếm tỷ lệ 81%), tỷ lệ kháng sinh đường tiêm được sử dụng chiếm 96,2%. Số bệnh nhân được sử dụng kháng sinh có chẩn đoán nhiễm khuẩn rõ ràng chiếm 87,65%. Số bệnh nhân được chỉ định kháng sinh đơn độc chiếm 58,02%, tỷ lệ phối hợp kháng sinh chiếm tới 41,98”.

Đâu là nguyên nhân 

Nói về nguyên nhân trên, PGS-TS Nguyễn Văn Kính, Giám đốc Bệnh viện (BV) Bệnh nhiệt đới T.Ư (Hà Nội), cũng nhận xét việc mua bán kháng sinh trong cộng đồng quá dễ dàng. Mặc dù đã có quy định về kê đơn và bán thuốc theo đơn, nhưng người bệnh vẫn có thể mua thuốc kháng sinh và nhiều loại thuốc khác trực tiếp từ các nhà thuốc bán lẻ.

Nếu không có những hành động cụ thể để ngăn chặn tình trạng kháng thuốc kháng sinh, tới năm 2050, mỗi năm sẽ có 10 triệu người chết vì các loại siêu vi khuẩn.
Kháng sinh là một phát minh quan trọng để điều trị bệnh. Tuy nhiên, tình trạng kháng kháng sinh xảy ra khi các loại vi khuẩn biến đổi sau một thời gian dùng thuốc đã khiến kháng sinh không còn hiệu quả.
Mỗi năm, chỉ riêng tại Mỹ có ít nhất 2 triệu người nhiễm vi khuẩn kháng thuốc. Hơn 23.000 bệnh nhân trong số này tử vong vì các bệnh nhiễm khuẩn đó. Con số này được sẽ tăng mạnh trong thập kỷ tới. Tình trạng siêu vi khuẩn kháng thuốc đang ngày càng trở nên phố biến cả ở các nước phát triển và đang phát triển.
Tại Indonesia, tỷ lệ kê đơn kháng sinh không cần thiết lên đến 50% do các bác sĩ lo ngại, nếu không cho kháng sinh bệnh nhân sẽ không khỏi. Các nghiên cứu tại Mỹ cho thấy, có tới 30% toa thuốc kê kháng sinh là không cần thiết, tương đương 47 triệu đơn thuốc mỗi năm. Mỗi lần dùng kháng sinh không đúng bệnh, vi khuẩn lại biến đổi để tự vệ và trở nên mạnh hơn.
 

Theo một nghiên cứu cộng đồng gần đây, 78 - 90% kháng sinh được mua, bán không có đơn. TS Kính cũng khuyến cáo về thiếu kiến thức sử dụng kháng sinh hợp lý trong nhân viên y tế, đó là cho bệnh nhân dùng kháng sinh không cần thiết trong các trường hợp cảm cúm thông thường.

PGS-TS Phạm Khánh Phong Lan, Phó giám đốc Sở Y tế TP.HCM, cũng lo ngại: Còn nhiều bác sĩ có thói quen kê đơn “thừa hơn thiếu”, kê thuốc bao vây, lạm dụng các kháng sinh phổ rộng, thế hệ mới, đắt tiền. Thống kê cho thấy kháng sinh chiếm 17% tổng chi phí điều trị, chúng ta đã dùng kháng sinh thế hệ 3, 4 trong khi các nước phát triển vẫn dùng thế hệ 1. Hơn nữa, tình trạng nhiễm khuẩn BV cũng rất đáng . Nguyên nhân thứ hai là người dân còn thói quen tự mua thuốc tại nhà thuốc mà không cần đơn bác sĩ (khoảng 90%).

Bên cạnh đó, chất lượng kháng sinh nếu không bảo đảm cũng khiến vi khuẩn đề kháng (lờn thuốc). Các vi phạm thường gặp nhất là hàm lượng hoạt chất thiếu hụt, hoặc chất lượng nguồn nguyên liệu...

Tác hại nguy hiểm khi lạm dụng thuốc kháng sinh

Gây hại cho khuẩn thân thiện

Một trong những mặt trái của việc lạm dụng thuốc kháng sinh dài kỳ là gây hại cho khuẩn thân thiện. Thực tế, kháng sinh có phổ rộng tiêu diệt cả vi khuẩn xấu và tốt. Vì vậy nếu dùng không đúng hướng dẫn, lạm dụng sẽ tiêu diệt cả khuẩn có lợi có trong đường ruột, làm mất cân bằng mang tính tự nhiên của cơ thể. Một khi bị mất cân bằng, khuẩn xấu hoành hành, dễ phát sinh nhiều bệnh nan y, như rối loạn dạ dày, làm cho các chứng bệnh nghiêm trọng hơn và làm giảm hiệu quả của thuốc kháng sinh.

Lạm dụng thuốc kháng sinh sẽ vô cùng nguy hiểm. Ảnh minh họa

Lạm dụng thuốc kháng sinh sẽ vô cùng nguy hiểm. Ảnh minh họa 

Tăng nguy cơ mắc bệnh tự miễn đường ruột

Bệnh tự miễn xảy ra một khi hệ miễn dịch cơ thể không làm đúng chức năng. Lạm dụng kháng sinh dài kỳ có thể phá vỡ sự cân bằng này, gây ảnh hưởng đến hệ miễn dịch và một khi bị tổn thương, có thể dẫn đến rối loạn tự miễn hoặc phát sinh bệnh mạn tính hoặc nhiễm trùng.

Gia tăng bệnh hen suyễn, dị ứng

Theo nghiên cứu công bố năm 2009, sử dụng kháng sinh, đặc biệt là trong giai đoạn còn trẻ dễ làm tăng nguy cơ gây bệnh hen suyễn, bệnh viêm mũi màng kết (rhinoconjunctivitis) và eczema ở trẻ em nhóm tuổi đi học.

Gây tổn thương gan

Thuốc kháng sinh là “khắc tinh” đối với gan. Nhiều nghiên cứu cho thấy, thuốc kháng sinh rất hại cho mô gan, làm cho các chỉ số xét nghiệm chức năng gan như AST và ALT tăng vọt.

Tăng nguy cơ ung thư

Theo nghiên cứu của các nhà khoa học Phần Lan, sau khi so sánh dữ liệu của người sử dụng kháng sinh dài kỳ với bệnh nhân ung thư đã phát hiện thấy nhiều điều bất ổn. Chẳng hạn, sử dụng kháng sinh trong thời gian dài làm tăng nguy cơ ung thư tuyến tiền liệt, ung thư vú, phổi, ruột kết, buồng trứng, nội tiết, da, tuyến giáp và ung thư thận cao gấp 1,5 lần so với nhóm không dùng kháng sinh, cả nam giới lẫn phụ nữ.

Tạo ra “siêu” vi khuẩn

Sử dụng thuốc kháng sinh tùy tiện, nhất là dùng tự ý, không theo đơn của bác sĩ có thể chuyển “phúc” thành “họa”, tạo ra hiện tượng siêu khuẩn kháng thuốc.

Tags:
Theo Vietnamnet
4.7 21 5 Nhấn vào đây để đánh giá

Chuyên trang Tiêu dùng - Báo Kinh tế & Đô thị điện tử, Cơ quan của UBND TP. Hà Nội
Giấy phép số: 27/GP-CBC do Bộ Thông tin & Truyền thông cấp ngày 17/05/2022
Tổng Biên tập: Nguyễn Thành Lợi

() Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Tieudung.kinhtedothi.vn

Share facebook Share google Share twitter Share linkedin Share pinterest
1.33036 sec| 795.391 kb