Thứ 6, 22/11/2024, 13:00 PM
Bạn đọc đăng tin
Hotline: 0918658465

Triệu chứng và cách xử lý khi bị ngộ độc mì chính

Triệu chứng và cách xử lý khi bị ngộ độc mì chính
(Tieudung.vn) - Nếu tiêu thụ một lượng mì chính quá lớn (trên 6g/ngày) có thể gây ra tình trạng ngộ độc.

Bột ngọt (mì chính) là loại gia vị quen thuộc với mọi gia đình, có công dụng làm hương vị trở nên đậm đà, hấp dẫn hơn. Thế nhưng, các chuyên gia cảnh báo, việc lạm dụng bột ngọt trong khi chế biến món ăn là thói quen nguy hiểm, gây ra nhiều tác hại nghiêm trọng cho sức khỏe.

Triệu chứng và cách xử lý khi bị ngộ độc mì chính

Thực chất bột ngọt là một loại hóa chất có tên gọi là Monosodium Glutamat “MSG”. Đây là muối của acid glutamic dùng để kích thích vị giác. Theo các chuyên gia, sử dụng loại gia vị này với hàm lượng vừa phải sẽ không nguy hiểm nhưng nếu thường xuyên dùng nhiều sẽ sinh ra glutamate, gây hại cho não và dây thần kinh cảm giác.

Hiện nay, nhiều hàng quán bên ngoài thường sử dụng rất nhiều bột ngọt để làm món ăn trở nên hấp dẫn hơn, khiến người ăn rất dễ bị ngộ độc.

Tuy nhiên, nhiều người không biết những triệu chứng mình mắc phải là do dùng nhiều mì chính, bởi chúng thường nhanh khỏi. Chính vì thế, hầu hết mọi người thường chủ quan bỏ qua. Nếu tình trạng này kéo dài sẽ khiến gan bị suy yếu, thậm chí dẫn đến ung thư.

Do đó, để không làm ảnh hưởng đến sức khỏe, bạn cần ghi nhớ những triệu chứng và cách xử lý khi bị ngộ độc bột ngọt dưới đây.

Triệu chứng khi bị ngộ độc bột ngọt (mì chính)

Khi tiêu thụ một lượng bột ngọt quá lớn (trên 6g/ngày), đặc biệt nếu ăn nhầm những sản phẩm giả kém chất lượng, người ăn sẽ xuất hiện một số dấu hiệu cảnh báo.

Thông thường, những người bị ngộ độc loại gia vị này sẽ có một số triệu chứng như hoa mắt, chóng mặt, tay chân bủn rủn, buồn nôn, tức ngực... Đối với những trường hợp nhẹ, các dấu hiệu này sẽ tự khỏi sau 1 - 2 tiếng, còn nếu nặng có thể dẫn đến hôn mê thậm chí là tử vong nếu không kịp thời cấp cứu.

Nếu có những dấu hiệu nghi ngờ, bạn hãy nghĩ đến những trường hợp như:

Ngộ độc : Thực phẩm không sạch, kém chất lượng (ôi thiu, mốc hỏng...), tồn dư hóa chất (từ trồng trọt, tẩy rửa, tẩm ướp…).

Dị ứng bột ngọt: Cũng giống như 1 số người dị ứng với tôm, cua, ghẹ… cũng có trường hợp dị ứng với bột ngọt, thường là do cơ địa mẫn cảm.

Ngộ độc bột ngọt: Khi ăn 1 lượng bột ngọt quá lớn (lượng khuyến nghị chỉ nên 6 g/người/ngày), đặc biệt là các loại bột ngọt kém chất lượng (giả, nhái, sử dụng hóa chất), hay các loại siêu bột ngọt (đường hóa học) có độ ngọt gấp hàng chục đến hàng trăm lần bột ngọt thông thường khiến cơ thể bị ngộ độc.

Cách xử lý khi bị ngộ độc mì chính

Khi thấy xuất hiện các triệu chứng ngộc độc mì chính, bạn cần nắm bắt các bước xử lý ngộ độc như sau:

Uống ngay 1 ly nước chanh ấm với muối (không cho đường). Sau đó đi vào giường hoặc ghế dài ở nơi thoáng mát nằm nghỉ khoảng 20 phút. Nếu có thể nôn được hết thực phẩm vừa ăn có chứa nhiều mì chính thì càng tốt.

Khi bị ngộ độc mì chính bạn cũng có thẻ uống nhiều nước ấm để lợi tiểu, đồng thời giúp thanh lọc cơ thể.

Lưu ý, khi bị ngộ độc mì chính không nên tự ý uống bất cứ loại thuốc nào, đề phòng biến chứng. Nếu có lỡ uống thuốc, nên mang theo vỏ thuốc trong trường hợp người bị ngộ độc phải nhập viện.

Nếu các triệu chứng không giảm sau xử lý tức thời, người bị ngộ độc nên được đưa vào bệnh viện để kiểm tra, theo dõi và xử lý y tế.

Với những trường hợp bị dị ứng, nên ngưng sử dụng bột ngọt trong 1 thời gian để tránh tái dị ứng. Sau đó, khi dùng lại chỉ dùng với 1 lượng nhỏ để nêm nếm vào món ăn giúp tăng hương vị. Cảnh giác với các món ăn đường phố.

Theo các chuyên gia đinh dưỡng, để đảm bảo an toàn, mỗi ngày chỉ nên sử dụng khoảng 5gr mì chính. Nó tương đương với lượng muối vừa đủ cho nhu cầu của cơ thể.

Nếu ăn mì chính quá liều lượng trên, cơ thể sẽ có phản ứng nguy hiểm như tê lưng, tê chi trên, cơ thể mềm yếu (giống như mệt mỏi, mất năng lượng) và các phản ứng bất lợi khác.

Tags:
4.4 27 5 Nhấn vào đây để đánh giá
Tin liên quan

Chuyên trang Tiêu dùng - Báo Kinh tế & Đô thị điện tử, Cơ quan của UBND TP. Hà Nội
Giấy phép số: 27/GP-CBC do Bộ Thông tin & Truyền thông cấp ngày 17/05/2022
Tổng Biên tập: Nguyễn Thành Lợi

() Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Tieudung.kinhtedothi.vn

Share facebook Share google Share twitter Share linkedin Share pinterest
1.53415 sec| 787.969 kb