Tảo bẹ có tán dẹt nom như lá, dài 1 – 15m, rộng 20 – 50cm, có màu nâu, có bộ phận hình trụ nom như thân và có những móc trông như rễ để bám vào đáy biển. Tảo bẹ là một loại rong biển thuộc bộ Laminariales (ngành: Heterokontophyta). Mặc dù không được coi là một bộ đa dạng về mặt phân loại nhưng tảo bẹ rất đa dạng về mặt cấu trúc và chức năng. Loài được công nhận rộng rãi nhất là tảo bẹ khổng lồ (một số loài Macrocystis), mặc dù rất nhiều chi khác ví dụ như Laminaria, Ecklonia, Lessonia, Alaria và Eisenia cũng đã được mô tả.
Tảo bẹ là thực phẩm tốt cho sức khỏe. Nguồn ảnh: Internet
Cấu trúc hình thái học của tảo bẹ được định nghĩa bằng ba đơn vị cấu trúc cơ bản như sau:
Holdfast là một khối giống như rễ, giúp neo tản tảo bẹ xuống đáy biển, mặc dù không giống như rễ thực sự, nó không chịu trách nhiệm hút và vận chuyển chất dinh dưỡng lên phần còn lại của tản.
Stipe là một bộ phận tương tự thân cây, kéo dài theo chiều dọc từ holdfast và cung cấp một khung đỡ cho các đặc điểm hình thái học khác.
Frond là lá - hoặc các bộ phận phụ có hình như lưỡi dao kéo dài ra từ stipe, đôi khi dọc chiều dài tối đa của nó, và là nơi hút dinh dưỡng cũng như diễn ra hoạt động quang hợp.
Ngoài ra, nhiều loài tảo bẹ còn có pneumatocysts, hay còn gọi là những bong bóng lọc khí, thường nằm ở đầu frond gần với stipe. Những cấu trúc này cung cấp sức nổi cần thiết để tảo bẹ có thể duy trì được trạng thái đứng thẳng trong cột nước.
Thực phẩm nên ăn với tảo bẹ
Đậu phụ
Theo ABOLUOWANG, đậu phụ là một sản phẩm được sử dụng tương đối phổ biến. Loại thực phẩm này được làm từ đậu nành, có giá trị dinh dưỡng phong phú mà giá thành lại tương đối rẻ.
Kết hợp đậu phụ và tảo bẹ vừa có tác dụng thải độc, chất thải trong cơ thể, ngăn ngừa các bệnh tim mạch, mạch máu não.
Khoai tây
Trái tim được xem là trung tâm duy trì sự sống của cơ thể con người, nếu tim có vấn đề thì sự sống sẽ ngừng lại ngay lập tức.
Kết hợp tảo bẹ và khoai tây có tác dụng bồi bổ tim mạch, nâng cao sức mạnh của tim, thêm một lớp màng bảo vệ tim.
Đậu nành
Đậu nành rất giàu protein và isoflavone, sự kết hợp của hai loại này có thể hòa tan chất độc trong máu. Đồng thời có thể cải thiện tốc độ trao đổi chất của cơ thể, có lợi hơn cho việc thải độc, mạch máu thải ra ngoài sạch sẽ hơn.
Món này khi làm phải nhạt, tốt nhất là không cho dầu, chỉ nêm chút muối cho vừa ăn, khi tắt bếp thì nhỏ vài giọt dầu mè, vừa bổ dưỡng, thơm ngon lại không bị ngấy.