Vai trò của kẽm trong cơ thể
Kẽm rất cần thiết cho quá trình chuyển hóa của cơ thể.
Kẽm giúp là tăng sản sinh tế bào, từ trong giai đoạn bào thai đến quá trình phát triển của trẻ về sau. Bà mẹ mang thai cần bổ sung kẽm để trẻ có thể phát triển bình thường bởi trong quá trình sinh học của cơ thể, kẽm có cấu trúc của tế bào 80 loại enzyme bao gồm các enzyme trong hệ thống vận chuyển, thủy phân, đồng hóa, xúc tác phản ứng gắn keetscacs chuỗi AND, đồng thời xúc tác các phản ứng sinh năng lượng khác.
Kẽm đóng vai trò tác động đến hầu hết các quá trình sinh học diễn ra trong cơ thể, đặc biệt là quá trình phân giải tổng hợp axit nucleic, protein... Các cơ quan trong cơ thể khi thiếu kẽm sẽ phát sinh các biểu hiện bất thường hay các bệnh lý cụ thể do thiếu kẽm. Cụ thể:
Kẽm có nồng độ cao trong não ở vùng hippocampus, vỏ não, bó sợi rêu... việc thiếu kẽm sẽ dẫn tới các rối loạn thần kinh, gây bệnh tâm thần phân liệt;
Kẽm điều hòa chất chuyển vận thần kinh, thiếu kẽm sẽ dẫn đến rối loạn tập tính;
Kẽm giúp vận chuyển canxi vào não, thiếu kẽm khiến sự vận chuyển này bị trở ngại, dễ sinh cáu gắt;
Kẽm điều hòa chức năng nội tiết tố như tuyến yên, sinh dục, giáp trạng, thượng thận kết hợp với thần kinh nội tiết điều hòa hoạt động sống bên trong, phản ứng linh hoạt với các tác động bên ngoài giúp cơ thể thích nghi với hoàn cảnh, bởi vậy thiếu kẽm, con người kém thích nghi với các biến đổi;
Kẽm phân bổ vào da tóc, móng giúp chúng phát triển bình thường, thiếu kẽm khiến tóc xơ cứng, màu tóc chuyển vàng, móng tay dễ gãy, mọc chậm, da khô, sạm, xuất hiện bớt trắng trên da;
Thiếu kẽm làm sự nhạy cảm của vị giác mất hẳn hoặc bớt nhạy cảm, gây tình trạng chán ăn ăn không ngon, và có thể gây ra một số bệnh lý như viêm niêm mạc miệng...
Kẽm giúp tổng hợp phân tiết hormone tăng trưởng làm tăng cường khả năng miễn dịch, chống bệnh nhiễm khuẩn.
Thực phẩm chứa nhiều kẽm
Mầm lúa mì
Kẽm có nhiều trong mầm lúa mì. Cứ 100gram mầm lúa mì có đến 17mg kẽm, tương đương với 111% lượng kẽm cần thiết cho cơ thể. Như vậy mầm lúa mì cung cấp một lượng kẽm cũng khá là cao nên không thể bỏ qua thực phẩm này.
Với mầm lúa mì, bạn có thể dùng chúng để chế biến thành các loại bánh, ngũ cốc, sữa,.. để bổ sung vào thực đơn mỗi ngày mà không lo bị nhàm chán nhé!
Hạt bí ngô
Hạt bí ngô là loại hạt chứa nhiều chất dinh dưỡng và kẽm cũng là một thành phần chủ yếu có trong đó. 100g hạt bí ngô có thể cung cấp khoảng 10.3mg kẽm tương ứng với 69% lượng kẽm cần thiết mỗi ngày.
Ngoài ra, hạt bí ngô còn giúp cơ thể ngăn ngừa một số bệnh ung thư và hỗ trợ hệ tăng cường hệ miễn dịch. Một loại hạt tốt như vậy, sao có thể bỏ qua được đúng không nào?
Lời khuyên dành cho các bạn muốn sử dụng hạt bí ngô để bổ sung kẽm, là nên ăn sống hạt bí ngô. Vì khi đem rang hoặc nấu chín thì lượng kẽm sẽ bị giảm bớt nhiều phần. Tuy hơi khó ăn nếu ăn sống, nhưng vì sức khỏe mà, hãy chịu khó một chút nhé là chúng ta đã có được sức khỏe dồi dào, trí óc minh mẫn rồi.
Hạt vừng
Nếu không thích những thực phẩm nói trên, bạn có thể bổ sung thêm hạt vừng vào các thực phẩm chứa kẽm, vì trong hạt vừng có hàm lượng kẽm rất đáng kể.
Với hạt vừng, bạn có nhiều cách chế biến khác nhau hợp sở thích và khẩu vị hơn như là rang, xay, làm bánh, ăn sống, làm sữa,… Chắc chắn rất dễ ăn, không hề ngán, mà lại tốt nữa chứ.
Hơn nữa, hạt vừng có giá khá rẻ nên hầu hết chúng ta đều có thể mua nó về bổ sung vào bữa ăn hằng ngày.
Bên cạnh các loại thực phẩm như thịt, ngũ cốc, trái cây,… thì rau củ cũng là một phần không thể thiếu cho cơ thể khi nói về cung cấp kẽm. Như các bạn biết, ăn nhiều rau củ rất tốt cho hệ tiêu hóa, đường ruột, cung cấp nhiều chất xơ,… giúp cho da dẻ căng tràn sức sống.
Hàu
Hàu đã được coi là nguồn bổ sung kẽm dồi dào từ rất xa xưa. Loại thực phẩm giàu kẽm bổ dưỡng này có khả năng cung cấp 28,25 mg kẽm/85 gram. Nếu được bóc vỏ và xay nhuyễn thành bột, hàu có thể mang lại nhiều kẽm hơn con số này.
Mọi người thường chế biến loại hải sản này thành món hấp, hầm hoặc nấu canh. Edwina Clark, bác sĩ kiêm trưởng khoa dinh dưỡng tại Yummly cho biết, một số người còn xào hàu với nước sốt cùng mì để tạo thành món ăn vừa ngon vừa bổ dưỡng.
Tôm cua
Nếu là người yêu thích đồ biển, bạn chắc hẳn sẽ không thể bỏ qua món tôm và cua. Không chỉ có hương vị hấp dẫn, các loài cua biển có thể cung cấp nhiều chất dinh dưỡng hơn chúng ta tưởng tượng.
Theo chuyên gia dinh dưỡng Clare McKindley tại Trung tâm y tế Ronald Reagan UCLA, California (Hoa Kỳ), 85 gram cua sẽ đem lại khoảng 3-6 mg kẽm. Con số này là 1,39-3,4 mg đối với các loại tôm hùm. Bạn có thể dễ dàng chế biến loại hải sản này bằng cách luộc hoặc hấp. Ngoài ra, một số người còn cho thêm gia vị, tỏi và bơ trong quá trình nấu để tăng độ đậm của thịt.