Súp lơ
Trong súp lơ có sulforaphane, thành phần thảo dược chống lại ung thư. Một nghiên cứu cho thấy chất này giúp giảm số lượng tế bào ung thư vú tới 75%,
Thử nghiệm trên chuột ghi nhận sulforaphane tiêu diệt tế bào ung thư tiền liệt tuyến và giảm một nửa kích cỡ khối u.
Loại súp lơ này cũng giảm nguy cơ mắc ung thư đại trực tràng. Bởi vậy, bạn có thể ăn một vài bữa súp lơ mỗi tuần.
Cà rốt
Ăn cà rốt có thể giảm ung thư dạ dày 26%, ung thư tiền liệt tuyến 18%.
Một khảo sát trên 1.266 người khỏe mạnh và bị ung thư phổi. Theo đó, người hút thuốc không ăn cà rốt có khả năng mắc bệnh cao gấp 3 lần người ăn cà rốt hơn một lần mỗi tuần.
Bởi vậy, bạn nên bổ sung cà rốt vào thực đơn như món phụ hoặc đồ ăn vặt.
Nước lựu ép
Loại nước ép này có chứa polyphenol. Một nghiên cứu năm 2009 cho thấy rằng nước ép lựu có khả năng là một công cụ phòng ngừa đối với một số bệnh ung thư, bao gồm cả ung thư vú. Các nhà nghiên cứu cũng đề xuất chiết xuất từ quả lựu có thể mang lại lợi ích tương tự với liều lượng nhỏ hơn so với nước trái cây.
Nếu bạn bị tiểu đường, hãy nói chuyện với bác sĩ trước khi thêm nước ép lựu vào chế độ ăn uống, vì nước trái cây thường có nhiều đường và có thể ảnh hưởng đến mức đường huyết của bạn.
Nghệ
Một loại gia thường thấy trong ẩm thực Ấn Độ, nghệ có chứa chất curcumin, một chất có đặc tính chống viêm và chống oxy hóa mạnh. Một số nghiên cứu cho thấy chất curcumin có thể giúp giảm tác dụng độc hại của một số tế bào ung thư vú và có khả năng ức chế sự phát triển của tế bào ung thư. Curcumin không ổn định trong nước và có thể được hấp thụ kém.
Mặc dù không ổn định curcumin, nhưng nhiều nghiên cứu trên động vật và người cho đến nay cho thấy lợi ích từ việc sử dụng curcumin. Hiện tại, liều lượng khuyến cáo hàng ngày dao động từ 200 đến 500 miligam curcumin mỗi ngày.
Quả mọng
Các loại quả mọng như quả việt quất, dâu tây và quả mâm xôi đen đều chứa một lượng lớn polyphenol, đây là chất có thể có đặc tính chống ung thư. Ngoài ra, chúng còn có nhiều chất chống oxy hóa, chẳng hạn như vitamin C.