Há miệng to khi ăn, giục trẻ ăn thật nhanh
Bạn tuyệt đối không nên bắt trẻ há miệng to khi ăn. |
Nhiều mẹ cảm thấy sốt ruột khi bón cơm cho con nên thường bảo trẻ há miệng to để bón được nhiều cơm hơn cũng như giục trẻ ăn nhanh hơn. Tuy nhiên, hàm của trẻ hiện chưa phát triển đầy đủ, ép trẻ ăn thật nhanh có thể dẫn đến cứng cơ miệng, ảnh hưởng đến khớp cắn của trẻ. Bên cạnh đó, ép trẻ há miệng thật to cũng khiến cơ hàm của trẻ phát triển không bình thường khi lớn lên. Mẹ không nên giục trẻ ăn thật nhanh, hãy để bé có thời gian để nhai và nuốt. Nhai kỹ thức ăn cũng rất có lợi cho tiêu hóa và khả năng hấp thụ thức ăn của trẻ.
Cắn môi
Thói quen cắn môi của trẻ có thể không được nhiều người quan tâm. Tuy nhiên, trẻ em thường xuyên cắn môi có thể khiến môi bé dày hơn hoặc biến dạng khi trưởng thành. Trẻ em có tâm trạng xấu thường hay cắn môi, vì vậy cha mẹ nên trò chuyện, tâm sự để giải tỏa tâm lý cho trẻ.
Bé vẹo cổ khi ngủ
Thói quen nghiêng mình quá lâu hay vẹo cổ khi ngủ gây bất lợi cho sức khỏe của trẻ. Nếu phát hiện tình trạng này, mẹ nên sửa ngay cho bé để tránh các dị tật đáng tiếc về sau.
Trong trường hợp con hay vẹo cổ sang trái, mẹ phải chỉnh sang bên phải và ngược lại. Mẹ có thể yên tâm vì khi bé lớn, hầu hết các tật vẹo cổ sinh lý có thể chữa lành.
Bé mím môi khi ngủ
Giai đoạn còn trong bụng mẹ, bé có thói quen mím môi để thể hiện tâm trạng mỗi khi được mẹ đáp ứng nhu cầu. Tuy nhiên, thói quen này cực kỳ có hại cho trẻ nếu không sửa chữa kịp thời.
Tật xấu có thể tác động đến sự tăng trưởng và phát triển của khuôn mặt, khiến răng cửa phát triển không đồng đều, dễ bị hô và ảnh hưởng đến chức năng nhai của trẻ.