Nêm đường vào món ăn ở nhiệt độ cao
Đường vừa có tác dụng tạo vị ngọt vừa tạo màu cho thức ăn. Song việc dùng đường khi chiên rán ở nhiệt độ cao cũng dễ khiến món ăn bị cháy làm cho thực phẩm có màu nâu đen, vị đắng, tạo thành chất độc gây ảnh hưởng tới sức khỏe của bạn.
Vì vậy, đối với món kho hoặc chiên, rán chỉ để lửa 170 độ C - 200 độ C, thực phẩm sẽ có màu nâu cánh gián vừa phải rất hấp dẫn.
Ảnh minh họa. (Nguồn ảnh: Internet)
Ướp mì chính quá lâu hoặc nấu ở nhiệt độ cao
Mì chính là một loại gia vị giúp kích thích vị giác của bạn, làm cho món ăn ngon ngọt hơn. Tuy nhiên, nếu bạn cho mì chính vào tẩm ướp quá lâu rồi đem nấu nướng dễ làm cho thành phần trong mì chính bị phân hủy ảnh hưởng tới sức khỏe.
Bên cạnh đó, nếu bạn nấu mì chính ở nhiệt độ cao cũng sẽ làm ảnh hưởng tới sức khỏe dễ gây ra nhiều bệnh ảnh hưởng tới hệ hô hấp, tiêu hóa…
Dùng mù tạt để ướp thực phẩm
Mù tạt vốn có tác dụng khử mùi tanh của thủy hải sản và kích thích vị giác. Tuy nhiên, tuyệt đối không nên dùng mù tạt để ướp thực phẩm hoặc làm sốt cho các món trộn vì chất enzyme tạo mùi của mù tạt rất dễ bị phân hủy ở nhiệt độ cao, từ đó sinh ra các chất gây ung thư.
Tẩm ướp hạt tiêu trước khi nấu
Nhiệt độ cao sẽ làm mất mùi thơm đặc trưng mà bạn mong muốn ở tiêu, không chỉ thế còn có thể sinh ra chất gây ung thư. Vậy nên, cách dùng đúng và tốt nhất là bạn chỉ nêm tiêu vào khi món ăn đã chín, tắt bếp và dọn ra dùng để giữ được mùi, vị và những đặc tính lợi cho sức khỏe từ tiêu. Ngoài ra, dù thích, bạn cũng chỉ dùng tiêu với lượng phù hợp, đừng nêm quá nhiều kẻo gây nóng và không tốt cho việc tiêu hóa.
Nêm nếm quá nhiều muối
Theo những nghiên cứu gần đây cho thấy, việc áp dụng chế độ ăn nhiều muối trong một thời gian dài sẽ làm tăng nguy cơ mắc các bệnh về huyết áp, tim mạch đồng thời dễ dẫn tới đột quỵ. Không những thế, ăn quá nhiều muối còn làm tăng nguy cơ mắc ung thư dạ dày. Vì vậy, trong quá trình nấu nướng chị em không nên cho quá nhiều muối để không ảnh hưởng tới sức khỏe.