Cho trẻ ăn quá nhiều
Bạn không nên cho trẻ ăn quá nhiều.
Tâm lý nhiều cha mẹ nghĩ rằng, trẻ ăn càng nhiều càng tốt, chúng sẽ lớn nhanh, vượt trội so với bạn bè cùng trang lứa. Thế nhưng trên thực tế, dạ dày của trẻ chưa trưởng thành, nếu ăn quá nhiều sẽ tạo gánh nặng và ảnh hưởng đến đường tiêu hóa, từ đó gây hại cho cơ thể.
Tiêu thụ thức ăn gây khó chịu
Một số trẻ thích ăn có vị cay nồng như dải cay, ớt, cà phê…, hoặc yêu thích các loại đồ ăn thức uống lạnh như kem. Những loại thức ăn có tính kích ứng mạnh này dễ gây kích ứng ruột và dạ dày, từ đó dẫn tới tổn thương niêm mạc dạ dày.
Ngoài ra, trẻ rất thích ăn vặt nhưng lại không biết rằng, nó chứa nhiều chất phụ gia, dễ kích thích thần kinh dạ dày và cản trở chức năng tiêu hóa.
Ăn uống không đúng giờ giấc
Một số cha mẹ không quá chú trọng đến giờ giấc ăn uống, họ ít khi ăn đúng giờ, bỏ bữa sáng chỉ để ngủ hoặc ăn khuya quá nhiều, trẻ cũng dần bắt chước thói quen này.
Khi ăn quá no hoặc quá đói sẽ rất dễ làm tổn thương dạ dày, nhất là vào buổi sáng, khi không có thức ăn, dạ dày sẽ tiết ra nhiều axit dịch vị và pepsin, dễ ăn mòn lớp niêm mạc. Trường hợp ăn quá trễ vào buổi tối không chỉ làm tăng gánh nặng cho dạ dày mà còn khiến dư thừa chất dinh dưỡng, dẫn đến tích mỡ, tăng trưởng chiều cao cũng bị ảnh hưởng.
Sử dụng thuốc không đúng chỉ định
Việc sử dụng thuốc điều trị bệnh không phù hợp có thể dẫn đến tình trạng viêm loét dạ dày ở cả người lớn và trẻ em do bị kích ứng.
Căng thẳng, stress kéo dày
Stress, căng thẳng cũng là một trong những nguyên nhân chính gây ra các bệnh về đường tiêu hóa. Đối với trẻ em, stress, căng thẳng do áp lực học hành thi cử khiến cho trẻ dễ rơi vào trạng thái trầm cảm, mệt mỏi. Cộng thêm việc học hành liên tục, ăn uống thất thường ở trường sẽ gây ra viêm dạ dày ở trẻ.