Thứ 2, 25/11/2024, 15:59 PM
Bạn đọc đăng tin
Hotline: 0918658465

Tái sử dụng dầu ăn nguy hiểm như thế nào cho sức khỏe?

Tái sử dụng dầu ăn nguy hiểm như thế nào cho sức khỏe?
(Tieudung.vn) - Việc tái sử dụng dầu ăn có thể thay đổi hợp chất hóa học của nó gây nguy hiểm cho sức khỏe.

Dầu ăn là nguồn cung cấp và dự trữ năng lượng lớn nhất cho cơ thể: 9 kcal/g so với 4 kcal/g do các chất đạm, đường, bột cung cấp. Ngoài ra, chúng còn là dung môi của các vitamin tan trong dầu, mỡ như vitamin A, D, E, K. Dầu ăn cũng là nguồn cung cấp các axit béo thiết yếu, giúp cơ thể tăng trưởng, da dẻ mịn màng, ít viêm nhiễm và hoàn thiện chức năng sinh sản của cơ thể.

Tuy nhiên, nếu bạn sử dụng dầu chiên đi chiên lại nhiều lần sẽ gây nguy hiểm cho sức khỏe.

Tái sử dụng dầu ăn nguy hiểm như thế nào cho sức khỏe?

Ảnh minh họa. Ảnh: Internet

Tái sử dụng dầu ăn sẽ thải ra các chất độc hại, tạo mùi hôi

Dầu được đun nóng đến nhiệt độ cao sẽ giải phóng khói độc. Khói tỏa ra ngay cả trước khi đạt đến điểm khói nhưng sẽ tăng đột ngột khi nhiệt độ vượt quá điểm khói.

Mỗi lần dầu được làm nóng, các phân tử chất béo của nó sẽ bị phân hủy một chút. Điều này khiến nó đạt đến điểm khói và tỏa ra mùi hôi, nhanh chóng hơn mỗi khi sử dụng. Khi điều này xảy ra, các chất có hại cho sức khỏe sẽ được thải ra ngoài không khí và vào thức ăn đang được nấu chín.

Làm tăng mức cholesterol của bạn

Ở nhiệt độ cao, một số chất béo trong dầu biến đổi thành chất béo chuyển hóa. Chất béo chuyển hóa là chất béo có hại, làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim. Khi dầu được tái sử dụng, lượng chất béo chuyển hóa thậm chí còn cao hơn.

Làm tăng huyết áp của bạn

Độ ẩm có trong , oxy trong khí quyển, nhiệt độ cao tạo ra các phản ứng như thủy phân, oxy hóa và phản ứng trùng hợp. Những phản ứng thay đổi các thành phần hóa học của dầu chiên được sử dụng, giải phóng axit béo tự do, và các gốc tự sản xuất monoglycerides, diglycerides và triglycerides. Chúng được xếp vào nhóm các hợp chất phân cực. Độc tính của các hợp chất này hình thành sau khi chiên nhiều lần có thể gây lắng đọng lipid, ứng kích oxy hóa, tăng huyết áp, xơ vữa động mạch,….

Bạn có thể tái sử dụng dầu mấy lần?

Theo chuyên gia, bạn chỉ có thể tái sử dụng dầu ăn thêm một lần nữa trong trường hợp chắc chắn dầu của bạn nóng vừa đủ và chưa bị bốc khói. Khi dầu đang sử dụng bị bốc khói sẽ làm tăng nhanh quá trình hư hỏng của dầu, khiến chúng bị ôi, có mùi hôi, bị thay đổi màu sắc (dầu có màu đen).  Loại dầu này cần vứt bỏ, không sử dụng thêm lần nào nữa. Mỗi một loại dầu có một nhiệt độ bốc khói khác nhau như dầu hướng dương ở 246 độ C, dầu đậu nành là 241 độ C, Canala 238 độ C, oliu 190 độ C...

Nếu thực sự muốn sử dụng dầu ăn chiên rán cho lần sau, ngoài việc đảm bảo dầu chưa bốc khói bạn cần lọc tất cả những hạt hoặc cặn thức ăn ra khỏi dầu, bảo quản trong bình kín. Đóng chặt nắp chai, bảo quản trong tủ có cửa đóng kín, quấn giấy bạc, hạn chế ánh sáng lọt vào.

Tuy nhiên, đây chỉ là trường hợp bất đắc dĩ. Cách tốt nhất vẫn là dùng lượng dầu vừa phải cho mỗi lần . Tránh uổng phí cũng như việc tái sử dụng để bảo vệ sức khỏe, phòng tránh ung thư tối đa. 

Sử dụng dầu ăn đúng cách

Theo lời khuyên của các chuyên gia, thức ăn chế biến bằng chiên, rán nên chọn loại chất béo chịu được nhiệt độ cao như mỡ động vật, dầu đậu nành, dầu hạt cải và dầu lạc. Cần làm nóng mỡ, dầu ăn một cách từ từ, khi đủ độ nóng mới cho thực phẩm vào.

Nên tẩm bột bao bọc thực phẩm trước khi chiên. Làm ráo dầu, mỡ chiên trên thực phẩm trước khi ăn. Đối với các khối thịt to, có thể luộc, hấp hay bỏ vào lò vi sóng làm cho chín sơ trước khi chiên.

Khi nấu ăn, các bà nội trợ cần cân đối lượng dầu mỡ phù hợp tránh lãng phí và không dùng lại dầu, mỡ thừa. Tốt nhất bạn nên ước tính đúng lượng dầu cần thiết để chiên, nấu nhằm đảm bảo an toàn và tránh xa bệnh tật.

Nếu đi ăn các món chiên,xào ở ngoài, bạn cần chọn ăn, uống ở những hàng quán có uy tín và chất lượng. Tránh tình trạng hám rẻ ăn bừa, gây nguy hại cho sức khỏe.

Tags:
3.8 21 5 Nhấn vào đây để đánh giá

Chuyên trang Tiêu dùng - Báo Kinh tế & Đô thị điện tử, Cơ quan của UBND TP. Hà Nội
Giấy phép số: 27/GP-CBC do Bộ Thông tin & Truyền thông cấp ngày 17/05/2022
Tổng Biên tập: Nguyễn Thành Lợi

() Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Tieudung.kinhtedothi.vn

Share facebook Share google Share twitter Share linkedin Share pinterest
1.39246 sec| 784.125 kb