Quả sung được xem là loại cây gần gũi, dân dã với con người. Sung có thể được dùng dưới dạng tươi hoặc khô, vào các món ngọt như mứt, bánh... được khuyên dùng cho các vận động viên và những người cần nỗ lực vì có thể cung cấp nhiều calori, nhiều khoáng chất đặc biệt là calcium, potassium, magnésium, phosphor; vi lượng như sắt, chất xơ và vitamin nhóm B, C, A, rétinol, E và K. Sung chín có vị ngon, ngọt, và rất dễ ăn. Tuy nhiên, bất kỳ loại quả nào, việc ăn quá nhiều đều gây phản tác dụng. Dưới đây là các tác dụng phụ nguy hiểm mà ít người biết từ quả sung.
Nhạy cảm với ánh nắng
Mặc dù sung rất tốt trong việc chữa các bệnh ngoài da hoặc hỗ trợ chữa ung thư da nhưng lại làm da trở nên nhạy cảm dưới ánh nắng mặt trời. Do đó, các tia UV có thể làm tổn thương, dẫn đến một loại những triệu chứng như lão hóa, hắc tố dưới da, hoặc ung thư da, ngoài ra, còn gây phát ban. Nếu ăn sung thường xuyên, nên tránh phơi nắng quá lâu để tránh các vấn đề về da.
Đầy bụng
Ăn quá nhiều sung có thể gây đầy bụng hoặc đau bụng. Trong khi sung có tác dụng chữa táo bón thì đối với một số người, nó lại có tác dụng ngược lại. Vì vậy, uống một cốc nước lạnh sau khi ăn sung có thể giúp giảm nhẹ những vấn đề về tiêu hóa.
Xuất huyết
Sung chín có tính nóng, ăn nhiều có thể gây xuất huyết võng mạc, trực tràng hoặc chảy máu nhẹ ở âm đạo. Ngoài ra còn gây thiếu máu. Trong trường hợp bị xuất huyết trực tràng hoặc âm đạo, nên dừng ăn sung cho đến khi ngừng chảy máu. Nếu hiện tượng này không ngừng lại, bệnh nhân nên đến bác sĩ.
Tụt đường huyết
Ăn sung giúp giảm lượng đường trong máu, có lợi cho bệnh nhân bị tiểu đường; tuy nhiên với những người có lượng đường huyết thấp thì ăn nhiều sung rất có hại. Vì vậy, những người có lượng đường huyết thấp tuyệt đối không nên ăn sung.
Chứa oxalate có hại
Oxalate có rất nhiều trong sung, có thể gây hại cho những người bị thận hoặc túi mật. Nếu ăn nhiều sung có thể làm trầm trọng hơn tình trạng bệnh, gây nên sỏi thận. Sung cũng có thể ảnh hưởng đến lá lách - bộ phận trong cơ thể phụ trách sản xuất tế bào bạch cầu.