Giấm táo trị viêm xoang
Giấm táo chứa axit axetic - một chất có khả năng kháng khuẩn tự nhiên. Nó giúp tiêu diệt các vi khuẩn gây viêm xoang, làm giảm tình trạng nhiễm trùng và các triệu chứng khó chịu. Ngoài ra, giấm táo giúp làm loãng dịch nhầy trong xoang mũi giúp dễ dàng loại bỏ chúng ra khỏi cơ thể và giúp giảm tắc nghẽn xoang.
Để giảm các triệu chứng do viêm xoang, bạn có thể pha loãng 2 muỗng canh giấm táo với một cốc nước ấm và uống 2-3 lần mỗi ngày. Ngoài ra, bạn cũng có thể đun sôi nước với một ít giấm táo, sau đó hít thở hơi nước bốc lên trong khoảng 10-15 phút. Cách này giúp làm thông thoáng đường thở và giảm nghẹt mũi.
Ảnh minh họa. (Nguồn ảnh: Internet)
Trà gừng
Trà gừng là một trong những vị thuốc tự nhiên giúp chữa trị viêm xoang rất hiệu quả. Gừng có vị cay, tính ấm, có tác dụng kháng viêm, giảm đau, hoạt huyết. Với bệnh nhân viêm xoang, gừng giúp chữa lành tổn thương trong hốc xoang, tiêu diệt vi khuẩn, virus, nấm gây viêm xoang. Gừng cũng giúp người bệnh thông xoang, dễ thở, giảm đau nhức.
Hoạt chất capsaicin, salicylate và beta-carotene trong gừng cũng có tác dụng tiêu sưng, giảm đau rõ rệt. Pha trà gừng bằng cách cho vài miếng gừng vào một cốc nước, đun sôi trong 10 phút và uống hỗn hợp này từ 2-3 lần mỗi ngày để đạt được hiệu quả tốt nhất trong việc giảm các triệu chứng do viêm xoang.
Tinh dầu bưởi trị viêm xoang
Tinh dầu bưởi chứa các thành phần có khả năng kháng khuẩn và kháng viêm tự nhiên, giúp làm giảm sự phát triển của vi khuẩn và giảm viêm nhiễm trong xoang. Các hợp chất trong tinh dầu bưởi đồng thời có tác dụng giảm đau, giúp giảm đau đầu, đau nhức vùng mặt và các triệu chứng khó chịu khác do viêm xoang gây ra.
Bên cạnh đó, hương thơm dịu nhẹ của tinh dầu bưởi còn có tác dụng làm thông thoáng đường thở, giúp giảm nghẹt mũi và khó thở. Bạn có thể cho vài giọt tinh dầu bưởi vào bát nước nóng, trùm khăn kín đầu và hít thở sâu trong khoảng 10-15 phút hoặc sử dụng máy khuếch tán tinh dầu để lan tỏa hương thơm tinh dầu bưởi trong không gian sống.
Mật ong
Mật ong chứa các enzym tự nhiên có khả năng kháng khuẩn và kháng viêm. Điều này giúp tiêu diệt vi khuẩn gây viêm nhiễm trong xoang, giảm sưng và viêm nhiễm, từ đó giảm các triệu chứng khó chịu như nghẹt mũi, đau đầu và sổ mũi.
Mật ong cũng có khả năng làm dịu cổ họng bị kích ứng do viêm xoang, tạo một lớp màng bảo vệ trên niêm mạc cổ họng, giúp giảm đau rát và ho khan. Ngoài ra, mật ong còn giúp làm loãng dịch nhầy trong xoang, giúp dễ dàng loại bỏ chúng ra khỏi cơ thể, giảm tắc nghẽn xoang và áp lực lên các xoang.
Tỏi
Tỏi chứa allicin - một hợp chất có đặc tính kháng khuẩn, kháng viêm và có khả năng tiêu diệt vi khuẩn gây viêm xoang, giúp giảm viêm nhiễm và ngăn ngừa sự lây lan của vi khuẩn. Sử dụng tỏi có thể giúp làm loãng dịch nhầy trong xoang, giúp dễ dàng loại bỏ chúng ra khỏi cơ thể, giảm tắc nghẽn và khó chịu.
Người mắc viêm xoang có thể ăn 1-2 tép tỏi sống mỗi ngày để giúp cải thiện triệu chứng của bệnh hoặc đun sôi nước với vài tép tỏi đập dập, sau đó hít thở hơi nước bốc lên trong khoảng 10-15 phút.
Tía tô
Với người Việt, tía tô không chỉ là loại rau gia vị mà còn như một vị thuốc vườn nhà. Lá tía tô có tính ấm, vị cay, thường được dùng để hạ sốt, làm ra mồ hôi, giải cảm, chữa ho. Người bị viêm xoang có thể nấu nước tía tô uống hoặc xông mũi trị xoang hàng ngày.
Lá lốt
Cũng giống như tía tô, lá lốt là loại rau gia vị quen thuộc với người Việt. Tinh dầu trong lá lốt có chữa nhiều piperin hay piperidin. Hai chất này giống như một loại kháng sinh tự nhiên có thể tiêu diệt nấm, virus, vi khuẩn.
Nhờ đó, lá lốt giúp giảm triệu chứng của bệnh viêm xoang khá hiệu quả. Người bệnh viêm xoang có thể nấu nước lá lốt để xông mũi hàng ngày. Kiên trì áp dụng người bệnh sẽ thấy giảm sổ mũi, ngạt mũi, giảm đau nhức xoang và dễ thở hơn.