Ngăn ngừa viêm nhiễm
Hàm lượng cao chất chống oxy hóa có trong khế mang lại đặc tính chống viêm, giúp giảm bớt các triệu chứng của rối loạn viêm da như bệnh vẩy nến và viêm da.
Ảnh minh họa. (Nguồn ảnh: Internet)
Ngăn ngừa ung thư
Các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng khế là loại quả có sức mạnh chống ung thư. Nó chứa các hợp chất polyphenol có khả năng chống lại các tác động gây đột biến của các gốc tự do và loại bỏ chúng khỏi cơ thể, từ đó có thể ngăn ngừa ung thư gan. Ngoài ra, quả khế chứa một lượng đáng kể chất xơ giúp làm sạch đại tràng, nhờ đó làm giảm nguy cơ ung thư đại tràng.
Hỗ trợ tiêu hóa
Theo các chuyên gia dinh dưỡng việc thêm các thực phẩm giàu chất xơ như quả khế vào chế độ ăn mỗi ngày là cực kỳ cần thiết để ngăn ngừa các bệnh về tiêu hóa. Cụ thể, chất xơ trong quả khế có thể giúp ngăn ngừa chứng khó tiêu, các bệnh nhu động ruột bất thường…, đồng thời hỗ trợ sự phát triển của lợi khuẩn để ngăn ngừa các bệnh đường ruột do nhiễm khuẩn.
Giải độc cơ thể
Quả khế có đặc tính lợi tiểu giúp tống lượng nước dư thừa và chất độc ra khỏi cơ thể, giúp làm sạch gan và thận.
Đặc tính chống loét
Trong y học cổ truyền như Ayurveda, các chất chiết xuất từ khế đã được sử dụng để điều trị loét dạ dày. Chiết xuất của nó chứa terpenoit, flavonoit và chất nhầy giúp điều trị loét. Sự hiện diện của vitamin C, axit gallic và epicatechin giúp điều trị loét miệng.
Cải thiện sức khỏe đường hô hấp
Một nghiên cứu được thực hiện đã chỉ ra rằng chất chống viêm và chất chống oxy hóa có trong khế có thể cải thiện tình trạng bệnh phổi mãn tính (COPD) và giúp cải thiện các vấn đề về hô hấp.
Tốt cho tim
Kali và natri có trong quả khế có ích cho việc duy trì huyết áp. Quả khế là nguồn vitamin B9 (axit folic) giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch và đột quỵ, làm giảm lượng cholesterol. Chất xơ có trong quả khế lại có khả năng kích thích nhu động ruột, hỗ trợ tiêu hóa, giảm lượng đường huyết và ngăn ngừa bệnh tim mạch. Ngoài ra, quả khế cũng chứa một lượng nhỏ các khoáng chất kali, phốt pho, kẽm và sắt có tác dụng kiểm soát nhịp tim và huyết áp.
Cải thiện giấc ngủ
Trong khế chứa rất nhiều magie, loại kháng chất này giúp kích hoạt axit Gamma-aminobutyric (GABA) có tác dụng thúc đẩy giấc ngủ.
Khi ăn khế cần lưu ý những điều gì?
- Chống chỉ định của khế là những người bị bệnh thận không ăn được. Khế tuy là một loại trái cây bổ dưỡng nhưng lại chứa một số độc tố, người bình thường có thể chuyển hóa chất độc này ra ngoài cơ thể càng sớm càng tốt.
Nhưng những người bị bệnh thận, suy thận thì không thể chuyển hóa hết chất độc này, tạo điều kiện cho chất độc này tích tụ lại trong cơ thể con người sẽ gây ngộ độc trong trường hợp nghiêm trọng, và sẽ có tác động xấu đến hệ thần kinh trung ương của con người.
- Không được ăn khế sau khi dùng thuốc uống. Quả khế còn chứa một số chất, có thể đưa phần lớn thuốc uống vào hệ tuần hoàn máu mà không bị chuyển hóa ở ruột, nâng cao hiệu lực của thuốc. Các loại thuốc như thuốc chống tăng mỡ máu statin không thích hợp để ăn kèm với khế.
- Trẻ em không nên ăn khế vì sẽ bị tiểu ra máu sau khi ăn. Tuy nhiên, những trẻ khỏe mạnh vẫn ăn được, chỉ cần lưu ý là không ăn khế khi bụng đói.
- Những bệnh nhân cao huyết áp, đái tháo đường chống chỉ định không nên ăn khế. Chất độc thần kinh trong khế hiện nay y học chưa rõ, chưa có thuốc giải, chỉ có thể đào thải ra ngoài bằng phương pháp lọc máu bằng than hoạt tính nên những người cao huyết áp, tiểu đường và các bệnh khác nên chú ý đến chức năng thận trước khi ăn.
- Axit oxalic chứa trong khế cao, là chất dễ tích tụ trong cơ thể con người, ăn khế quá nhiều trong thời gian dài dễ dẫn đến hình thành sỏi.
- Chúng ta biết rằng khế là một loại quả có tính lạnh, vì vậy nếu những người có tỳ vị hư hàn, dạ dày ăn khế sẽ làm nặng thêm chứng khó tiêu và ảnh hưởng không tốt đến cảm giác thèm ăn.