Bổ sung chất xơ
Bổ sung chất xơ là biện pháp đầu tiên và hiệu quả trong dự phòng và điều trị táo bón. Chất xơ giúp thúc đẩy quá tình tiêu hóa, giúp tống chất thải ra khỏi cơ thể nhanh hơn.
Chất xơ có nhiều trong các thực phẩm: Đậu nành, đậu ngự, rau, trái cây, hạt ngũ cốc chưa xay… Ngoài ra có thể sử dụng các chất bổ sung chất xơ có chứa pectin và psyllium để giúp trị táo bón. Những chất này làm tăng lượng nước và khối lượng phân, nhờ đó phân dễ dàng di chuyển qua đường ruột hơn.
Ảnh minh họa. (Nguồn ảnh: Internet)
Thuốc nhuận tràng
Có thể sử dụng một số thuốc nhuận tràng như senokot, correctol, bisacodyl, sữa magnesia, lactulose, miralax, colace, glycerin… Các thuốc này có tác dụng kích thích niêm mạc ruột đẩy phân ra ngoài, làm mềm phân, giúp phân di chuyển qua ruột dễ dàng hơn.
Ngoài ra có thể dùng một số thuốc nhuận tràng kê đơn cho các trường hợp táo bón mạn tính hoặc hội chứng ruột kích thích. Các thuốc bao gồm: Enulose, linzess, amitiza, trulance…
Lưu ý: Nên trao đổi với bác sĩ trước khi sử dụng bất kỳ loại thuốc trị táo bón nào để tránh các tương tác với các thuốc đang dùng hoặc tránh các tác dụng phụ có thể xảy ra.
Tiêu thụ thực phẩm giàu men vi sinh
Khi bị táo bón các biện pháp khắc phục như sữa chua, thực phẩm lên men và bổ sung men vi sinh có thể giúp tiêu hóa khỏe mạnh và giảm táo bón.
Hãy bổ sung men vi sinh hoặc ăn sữa chua có chứa vi khuẩn sống trước khi lên đường. Tốt nhất nên tiêu thụ men vi sinh ít nhất vài ngày trước chuyến đi và tiếp tục trong suốt chuyến du lịch.
Làm thế nào ngăn ngừa táo bón?
Để ngăn ngừa táo bón khi đi du lịch, nên thực hiện:
- Thường xuyên vận động khi đang di chuyển: Không vận động đủ có thể dẫn đến táo bón. Do đó, nên thay đổi tư thế nằm, ngồi, duỗi chân thoải mái… khi đang di chuyển trên ô tô, tàu hỏa, máy bay.
- Để tránh táo bón, bạn nên chọn thức ăn chứa nhiều chất xơ như các loại rau và hoa quả tươi và một số thực phẩm có tác dụng nhuận tràng. Tùy thuộc thực phẩm sẵn có ở nơi mình đến, bạn có thể lựa chọn như khoai lang, mồng tơi, củ cải, trái cam, đu đủ, nha đam, hạt chia, sữa chua, ngũ cốc nguyên vỏ…
- Uống đủ nước, ngủ đủ giấc: Thời gian đi du lịch dễ dẫn tới ăn, ngủ thất thường, tuy nhiên nên cố gắng uống đủ nước uống 2 l/ngày, có thể uống từng ngụm nhỏ trong suốt quãng đường đi và suốt kỳ nghỉ, giúp cho làm mềm phân và ngủ đủ giấc 7-8 giờ/ngày.
- Thưởng thức và nếm thử các món ngon địa phương nhưng không quên ăn các loại thực phẩm giàu chất xơ như trái cây, rau, bột yến mạch, đậu lăng…
- Tránh ăn các thức ăn nhiều dầu mỡ, thực phẩm chế biến sẵn, vì có thể làm tình trạng táo bón nặng hơn.
- Đi bộ càng nhiều càng tốt.
- Không nên nhịn đi ngoài.
Trong khi đi du lịch, nếu táo bón kèm với các triệu chứng đầy hơi, phân có máu hoặc chảy máu từ trực tràng, buồn nôn hoặc nôn, đau bụng… cần đi khám để được kịp thời xử trí, bởi đây có thể là một dấu hiệu của bệnh lý khác gây nguy hiểm cho người bệnh.