Không vận động thể chất
Ảnh minh họa. Nguồn ảnh: Internet
Tập thể dục, vận động thể chất sẽ khiến cơ thể khỏe mạnh, giảm nguy cơ bị táo bón. Lười vận động, thường xuyên ngồi một chỗ làm tăng nguy cơ bị táo bón hơn.
Thực hiện vận động thể chất, tập thể dục mỗi ngày. Không cần tập thể dục ở cường độ cao, tuy nhiên nên duy trì thói quen tập thể dục hàng ngày. Đây là thói quen tốt cho sức khỏe.
Thường xuyên nhịn đại tiện
Rất nhiều người có thói quen nhịn đại tiện. Khi cảm thấy buồn bạn nhịn đại tiện thì cảm giác buồn sẽ qua đi nhưng chất thải cần được thải ra ngoài vẫn ở ruột già. Do vậy, sự tích tụ này sẽ gây nên tình trạng thiếu nước ở ruột và khiến cho các chất thải cứng hơn.
Đây là nguyên nhân gây táo bón. Do đó nếu cảm thấy cần đi đại tiện bạn cần tìm nhà vệ sinh để đi ngay.
Táo bón do ăn nhiều thịt đỏ
Ăn nhiều thịt đỏ, các loại thịt đỏ như: thịt lợn, thịt bò, thịt cừu, dê, trâu,... đều có thể gây ra tình trạng táo bón vì hàm lượng sắt trong các loại thịt đỏ rất cao.
Đối với người trưởng thành mỗi ngày cần từ 10mg đến 15mg, riêng phụ nữ mang thai cần 45mg mỗi ngày. Trong khi đó với 100g thịt cừu đã chứa tới 1,9mg sắt, 100g thịt cừu chứa đến 10,2g sắt và đây là mức cao so với hàm lượng sắt mà người trưởng thành cần bổ sung một ngày.
Do đó, với lượng sắt lớn trong thịt đỏ sẽ khiến phân bị cứng và gây ra tình trạng táo bón. Để hạn chế tình trạng táo bón xảy ra, người trưởng thành chỉ nên ăn thịt đỏ từ 2 đến 3 lần mỗi tuần và mỗi lần chỉ nên ăn từ 100 đến 200g thịt. Đặc biệt nên hạn chế ăn các loại nội tạng như: gan, thận, tim,...
Không uống đủ nước
Yếu tố phổ biến gây chứng táo bón mãn tính là mất nước. Khi cơ thể không có đủ nước, ruột già sẽ hấp thụ nước trong chất thải thực phẩm. Điều này dẫn đến chứng táo bón.
Điều quan trọng là phải chú ý đến những dấu hiệu của cơ thể và kiểm soát lượng nước. Nên tăng lượng nước uống khi tập thể dục và khi trời nóng. Đối với mục tiêu hàng ngày, nên uống tối thiểu 6 cốc nước.
Không ăn đủ trái cây và rau tươi
Ăn thực phẩm giàu chất xơ là một phần quan trọng của lối sống lành mạnh. Đặc biệt, chất xơ ăn có trong ngũ cốc nguyên hạt, các loại đậu, trái cây và rau có thể làm dịu chứng táo bón hoặc giúp bạn tránh hoàn toàn chứng táo bón.
Cố gắng ăn ít nhất 2 phần trái cây (còn vỏ để tăng lượng chất xơ) và ít nhất 2 phần rau mỗi ngày. Đồng thời, uống đủ nước khi bạn đang ăn chế độ nhiều chất xơ.
Thói quen ngủ không lành mạnh
Ngủ quá ít và ngủ quá nhiều có thể tác động tiêu cực đến nhu động ruột. Nghiên cứu cho thấy nam giới có nguy cơ bị táo bón cao hơn nếu họ ngủ quá ít (5-6 tiếng) và phụ nữ ngủ quá nhiều (hơn 9 tiếng) rất dễ bị táo bón. Vì vậy, nên tập trung vào các thói quen thúc đẩy vệ sinh giấc ngủ tốt và đảm bảo ngủ đủ 7 tiếng mỗi đêm.
Bạn đang bị căng thẳng quá mức
Bạn có thể ngạc nhiên khi biết rằng căng thẳng có thể ảnh hưởng lớn đến nhu động ruột của bạn. Theo Viện Căng thẳng Hoa Kỳ, cách các hormone căng thẳng tác động đến cơ thể bạn có thể dẫn đến táo bón. Và khi bạn căng thẳng, bạn có thể có những thói quen xấu như ăn uống căng thẳng, lựa chọn thực phẩm không lành mạnh, không tập thể dục nhiều và không uống đủ nước. Những thói quen này đều có thể khiến bạn bị táo bón.
Các chuyên gia khuyến nghị bạn nên hạn chế căng thẳng và tìm một thói quen nhẹ nhàng thực sự giúp bạn giảm căng thẳng. Nhu động ruột của bạn phụ thuộc vào điều này!