Tác dụng phụ của thuốc
Khi nói về nguyên nhân sáng ngủ dậy thường bị mệt mỏi, các chuyên gia lý giải, tác dụng phụ của một số loại thuốc cũng có thể gây ra tình trạng này. Nếu bạn đang thắc mắc tại sao sáng ngủ dậy hay bị mệt mỏi, hãy xem lại những loại thuốc mình đang uống nhé. Một số thuốc như thuốc cảm lạnh, thuốc dị ứng, thuốc chữa bệnh,… có thể gây nên cảm giác mệt mỏi, đặc biệt là vào buổi sáng sau khi thức dậy.
Ảnh minh họa. (Nguồn ảnh: Internet)
Lao động quá sức
Rất có thể do ban ngày lao động quá sức, làm việc nhiều khiến các cơ trên cơ thể mệt mỏi. Ngoài ra, vào buổi tối, cơ bắp chưa được thư giãn, tinh thần uể oải và stress cũng khiến giấc ngủ kém chất lượng, ngủ dậy hay bị mệt mỏi.
Tình trạng này thường xuyên xảy ra ở người có đặc thù công việc nặng nhọc, cần lao động liên tục trong thời gian dài. Việc mệt mỏi sau ngày dài làm việc làm ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ, lâu dần có thể gây rối loạn giấc ngủ, mất ngủ, mệt mỏi mãn tính.
Mất nước
Nước là yếu tố quan trọng, chiếm hơn 70% cơ thể và ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động của mọi cơ quan trong cơ thể. Điều này cũng lý giải một phần câu hỏi tại sao sáng ngủ dậy hay bị mệt mỏi. Cơ thể khi mất nước sẽ dẫn đến mệt mỏi, thiếu tỉnh táo, buồn ngủ và kém tập trung. Nếu bạn đang bị mệt mỏi sau khi thức dậy, hãy thử uống nhiều nước hơn, tăng cường nước trái cây, sinh tố, nước khoáng,… hàng ngày để cải thiện sức khỏe cũng như tinh thần.
Theo khuyến cáo, người trưởng thành cần ít nhất 2 – 2.5 lít nước mỗi ngày. Ngoài nước lọc bạn có thể bổ sung nước từ nhiều nguồn khác như canh, súp, cháo, nước trái cây, nước dừa,…
Hạ đường huyết
Hạ đường huyết vào buổi sáng có thể gây chóng mặt. Đường glucose là nguyên liệu chính của cơ thể. Khi nồng độ đường glucose trong máu giảm, các cơ quan trong cơ thể sẽ hoạt động chậm lại, trong đó có cả não. Điều này khiến bạn thức dậy có cảm giác chóng mặt hoặc hơi choáng váng.
Theo tổ chức y khoa Mayo Clinic, các triệu chứng khác của hạ đường huyết gồm nhịp tim nhanh, mệt mỏi, da tái nhợt, run, lo lắng, đổ mồ hôi, đói, cáu gắt, ngứa ran hoặc tê ở môi, lưỡi, mặt. Cách khắc phục tụt đường huyết rất đơn giản, chỉ cần ăn một món gì đó ngọt hoặc uống trà đường, nước cam.
Đường huyết giảm cũng có thể do bệnh tiểu đường gây ra. Vì vậy, nếu đường huyết giảm thường xuyên thì người bệnh cần đến bác sĩ kiểm tra.
Ngưng thở khi ngủ
Ngưng thở khi ngủ là một trong những nguyên nhân gây chóng mặt khi thức dậy vào buổi sáng. Điều này là do hơi thở bị gián đoạn khi ngủ sẽ làm giảm nồng độ ô xy trong máu, hệ quả là gây cảm giác mệt mỏi, uể oái và chóng mặt.
Những dấu hiệu khác của ngưng thở khi ngủ là khô miệng, mất ngủ, buồn ngủ dữ dội vào ban ngày vì ban đêm mất ngủ, thiếu tỉnh táo, nhức đầu vào buổi sáng, cáu gắt.