Nguyên nhân táo bón khi mang thai
Sự thay đổi nồng độ hormone trong thời kỳ đầu mang thai khiến ruột chậm di chuyển phân qua ruột. Nguồn ảnh: Internet
Nguyên nhân của táo bón khi mang thai phụ thuộc vào giai đoạn mà nó xảy ra. Nguyên nhân có thể bao gồm:
Nội tiết tố: Sự thay đổi nồng độ hormone trong thời kỳ đầu mang thai khiến ruột chậm di chuyển phân qua ruột. Sự chậm trễ này làm tăng lượng nước mà đại tràng hấp thụ từ phân, khiến phân rắn hơn và khó đi ngoài.
Vitamin trước khi sinh: Vitamin trước khi sinh chứa nhiều sắt, một khoáng chất quan trọng mà đôi khi có thể bị thiếu trong thai kỳ. Sắt có thể gây táo bón và phân cứng, đen.
Áp lực từ tử cung: Trong thời kỳ mang thai sau này, tử cung ngày càng lớn có thể gây áp lực lên ruột, khiến phân khó di chuyển qua ruột.
Ngoài việc đi tiêu không thường xuyên, táo bón có thể gây đầy hơi, khó chịu ở dạ dày và phân khô cứng gây đau đớn khi đi ngoài. Nó cũng có thể dẫn đến cảm giác không hết phân khiến thai phụ luôn ấm ách, khó chịu.
Chữa trị và phòng bệnh táo bón ở bà bầu hiệu quả
Nếu bị táo bón cần, bà bầu có thể và áp dụng một vài cách chữa trị tạm thời và phòng bệnh an toàn như sau:
Uống nhiều nước hơn. Mỗi ngày uống đủ lượng 2,5 - 3 lít để dễ đi ngoài hơn.
Bổ sung probiotic và prebiotic để tăng sức đề kháng với vi khuẩn đường ruột, hỗ trợ quá trình lên men tại ruột già.
Ngưng sử dụng thuốc, đồ ăn nhuận tràng, dầu khoáng.
Ăn nhiều trái cây, rau xanh.
Thay đổi tư thế ngồi khi đi ngoài: Nghiêng người về phía trước và chống khuỷu tay trên đầu gối.
Sử dụng dung dịch thụt tháo, nhét hậu môn hay dầu bôi trơn theo chỉ định của bác sĩ.
Vận động nhẹ nhàng như đi bơi, đi bộ, yoga trong thời gian có thai.
Tập cho mình thói quen đi vệ sinh đúng giờ để không bị rối loạn tiêu hóa, gây táo bón.
Giảm căng thẳng, bởi tâm trạng căng thẳng có thể khiến bệnh thêm trầm trọng.
Táo bón khi mang bầu.
Bà bầu nên ăn nhiều trái cây, rau xanh để chữa trị và phòng tránh bệnh táo bón.
Ngoài ra, các bác sĩ cũng khuyên bà bầu nên tránh một số loại thực phẩm có hàm lượng canxi cao như phô mai, ngũ cốc, nước ép... và thực phẩm có hạt trong thời gian bị táo bón.