Thứ 6, 06/12/2024, 04:27 AM
Bạn đọc đăng tin
Hotline: 0918658465

Những biến đổi tâm lý không sau sinh điều phải biết tránh hại chết con

Những biến đổi tâm lý không sau sinh điều phải biết tránh hại chết con
(Tieudung.vn) - Những biến đổi tâm lý không sau sinh điều phải biết tránh hại chết con - tìm hiểu ngay để tránh những điều đáng tiếc xảy ra.

Mô tả ảnh
 

Rối loạn tâm thần sớm sau sinh

Sau khi sinh, người phụ nữ có thể có một số rối loạn tâm thần xuất hiện sớm gồm bệnh lý trầm cảm không điển hình và và trầm cảm điển hình.

Trầm cảm không điển hình:

Thường xảy ra vào ngày thứ ba sau khi sinh, người mẹ đang từ trạng thái vui vẻ, phấn khởi sau sinh sẽ chuyển sang tâm trạng lo buồn, sợ hãi cho khả năng của mình, lo lắng cho sự hoàn thiện và an toàn của đứa con. Rối loạn có thể làm xuất hiện cơn chảy nước mắt không giải thích được nguyên nhân hoặc được giải thích là do sự thay đổi nội tiết xảy ra nhanh chóng sau sinh và sự thay đổi tâm lý làm cho người mẹ quá lo lắng, quá quan tâm đến số phận và cuộc sống của đứa con. Đồng thời cũng có người mẹ quá nhạy cảm với các nhu cầu được chăm sóc, bế ẵm, nuôi dưỡng, ăn uống của đứa con như thấy con cựa mình hơi mạnh, uốn rướn người, hay khóc là đã lo lắng sợ con mình bị đói, bị lạnh hoặc bị bệnh gì đó mà mình chưa biết.

Hội chứng này có thể tự biến mất đi sau vài ngày tùy thuộc vào sự quan tâm chăm sóc, nâng đỡ về mặt tình cảm của gia đình, các người thân và những người ở chung quanh đối với người mẹ. Thực tế trạng thái trầm cảm không điển hình thường xảy ra nhẹ và lành tính. Điều quan trọng nhất là người mẹ phải được chăm sóc, hướng dẫn, giải thích, rõ để có kiến thức chăm sóc và nuôi ngay từ những tháng cuối của thời kỳ và tiếp tục được nhân viên y tế, nữ hộ sinh giúp đỡ theo dõi, hướng dẫn chăm sóc và nuôi con sau khi sinh.

Thay đổi tâm lý

Nguyên nhân của sự thay đổi là do những thay đổi đột ngột của nội tiết tố trong chính cơ thể sản phụ sau sinh trong vòng 72 giờ, lượng Progesterone và Estrogen vốn đã tăng cao và giữ nguyên trong suốt thai kỳ nây giảm sút nhanh chóng khiến cơ thể sản phụ không thích ứng kịp, gây ảnh hưởng rõ rệt lên xúc cảm tâm lý thần kinh.

Cộng với các vấn đề cá nhân hay quan hệ giao tiếp với mọi người xung quanh dẫn đến chứng buồn chán lúc mới sinh và trầm cảm hậu sản.

Bệnh buồn bã sau sinh: Xảy ra trong tuần đầu sau sinh, kéo dài từ vài tiếng đồng hồ cho đến 10 ngày rồi tự nhiên khỏi. Bệnh này hay xảy ra (30- 70%) nên đôi khi được coi là sự cố sinh lý bình thường.

Bệnh trầm cảm sau sinh: kéo dài hơn với những biểu hiện về tình cảm như âu sầu, buồn chán, khó chịu… kèm theo là mất ngủ, không muốn ăn, rối loạn về khả năng tập trung, mất ham muốn tình dục. Rối loạn chức năng của tuyến giáp trạng sau sinh cũng có thể là một yếu tố góp phần tăng trầm cảm ở phụ nữ sau sinh. Tỷ lệ trầm cảm sau sinh nặng khoảng 6% và giai đoạn dễ bị trầm cảm nhất là từ tuần thứ 8 cho đến tuần 20.
 
Phụ nữ sau sinh có rất nhiều sự thay đổi rõ rệt từ sinh lý đến tâm lý, tuy nhiên sự thay đổi của mỗi người là không giống nhau. Vì vậy, sau sinh chị em cần biết rõ sự thay đổi này để không phải quá lo lắng, biết cách chăm sóc cơ thể khoa học, giúp cơ thể phục hồi nhanh hơn, nhằm lấy lại sức khỏe và vóc dáng.

Làm gì khi bị trầm cảm sau khi sinh?

Nếu bạn cảm thấy mình có thể bị trầm cảm sau khi sinh, hãy nói chuyện với bác sĩ của bạn, họ là những người tốt nhất có thể giúp bạn. Dưới đây là một số điều bạn có thể làm để giúp giảm bớt các triệu chứng trên: đừng kìm nén cảm xúc, hãy trò chuyện với chồng, bạn thân, bà con họ hàng hoặc những bà mẹ khác về những gì bạn đang trải qua; đừng cố gắng làm quá nhiều việc trong một ngày; đón nhận sự giúp đỡ từ những người xung quanh; dành thời gian để nghỉ ngơi; đừng cảm thấy tội lỗi với những gì bạn đang trải qua.

Tags:
4.4 7 5 Nhấn vào đây để đánh giá
Tin liên quan

Chuyên trang Tiêu dùng - Báo Kinh tế & Đô thị điện tử, Cơ quan của UBND TP. Hà Nội
Giấy phép số: 27/GP-CBC do Bộ Thông tin & Truyền thông cấp ngày 17/05/2022
Tổng Biên tập: Nguyễn Thành Lợi

() Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Tieudung.kinhtedothi.vn

Share facebook Share google Share twitter Share linkedin Share pinterest
1.02472 sec| 790.359 kb