Bệnh trầm cảm đang lan rộng trong đời sống xã hội bởi cuộc sống có quá nhiều căng thẳng và lo âu. Nếu bạn nghĩ trầm cảm là bệnh nghiêm trọng không phải ai cũng có thể gặp phải. Tuy nhiên, trên thực tế, sự thật hoàn toàn không phải như thế. Bất cứ người nào cũng có thể lâm vào tình trạng bịtrầm cảmmà không hay biết, hoặc không thừa nhận rằng tinh thần mình đang xuống dốc.
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết, trên thế giới có gần 300 triệu người mắc trầm cảm. Trong đó Nhật Bản có khoảng 3% dân số, con số này tại Mỹ là 17%.
Tại Việt Nam, WHO ước tính có khoảng 3,6 triệu người mắc căn bệnh này, chiếm 4% dân số (số liệu 2015). Trong đó có khoảng 5.000 người chết vì tự tử do người trầm cảm có nguy cơ tự tử cao gấp 25 lần so với người khác
Bác sĩ Phạm Văn Trụ, nguyên Phó giám đốc Bệnh viện Tâm thần TP.HCM cho biết, lứa tuổi nào cũng thể mắc bệnh, nữ nhiều hơn nam 2 lần. Thiếu niên cũng mắc nhưng cách thể hiện có phần khác người lớn. Người cao tuổi dễ bị trầm cảm và thường bị bỏ quên.
Thường xuyên tức giận vô cớ và mất cảm xúc
Một trong những dấu hiệu đặc trưng của bệnh trầm cảm là dễ bị nổi nóng hoặc bỏ qua cảm xúc của chính mình. Hậu quả là không giải quyết được chuyện gì mà còn đẩy những người xung vào tình thế khó xử. .
Quan tâm đến cái chết nhiều hơn:
Cảm giác này thực sự đau khổ, đặc biệt họ khó biểu hiện ra và không ít người không muốn đi khám bác sỹ vì họ xác định bác sỹ không thể giúp gì được.Họ luôn cảm thấy họ không giống với những người khác, tựa hồ như đã rời bỏ khỏi trần gian rơi vào một vực sâu thâm cốc và tất cả đã không thể cứu vãn, không ai giúp đỡ được.
Cảm giác vô vọng:
Người thường cảm thấy mọi thứ rất tồi tệ, tiền đồ tối tăm ảm đạm, tất cả đều không chút hi vọng hay cảm giác vô vọng luôn ùa đến.
Tương phản với điều đó, người bình thường luôn có nhiều hi vọng, ví dụ như học tập tiến bộ, sự nghiệp có thành tựu, gia đình mạnh khỏe ...Đồng thời cũng có nhiều nguyện vọng nhỏ như tiết kiệm mua đồ thương hiệu, thưởng thức liveshow ca nhạc, đi du lịch đến vùng đất xa xôi… Tóm lại, mất đi niềm hy vọng vào tương lai là một biểu hiện của trầm cảm.
Tự tin quá mức
Nhiều người, đặc biệt là những người thành công hơn xung quanh, thường đối phó với trầm cảm bằng cách đi ngược lại điều mà họ đang cảm nhận. Chẳng hạn như họ sẽ theo đuổi những mục tiêu đầy tham vọng một cách bất thường, hoặc từ bỏ việc làm hiện tại để theo đuổi công việc kinh doanh cá nhân. Phản ứng này có thể xảy ra khi một người cảm thấy vô vọng và không kiểm soát được mọi chuyện. Nỗ lực thái quá trong phòng ngủ cũng là điều đáng lưu ý đối với những cá nhân có thể mắc trầm cảm.
Đánh giá thấp về bản thân
Một số người lại cảm thấy bản thân mình trên thực tế chẳng có tài năng hay không làm tốt bất cứ việc gì kể cả việc nhỏ và đơn giản nhất. Họ luôn cho rằng mình là đồ thải, kiến thức của mình đã sụt giảm trầm trọng hay thậm chí là cảm giác tội lỗi tràn đầy, tội ác tràn ngập và chìm trong cảm giác ấy. Đây cũng là một biểu hiện của trầm cảm.