Theo các chuyên gia, chất huỳnh quang có nhiều loại, trong đó có cả huỳnh quang bắt nguồn từ các chất hóa học. Vì thế, khi sử dụng phải loại mỹ phẩm chứa chất huỳnh quang dễ gây hại cho da, về lâu dài còn có thể gây ngộ độc máu.
Mới đây, trên mạng xã hội nhiều ngày nay chia sẻ thông tin một cô gái sử dụng mỹ phẩm làm trắng da toàn thân, sau một thời gian sử dụng da có dấu hiệu mẩn đỏ, nổi mụn dẫn đến viêm da. Sau khi thăm khám tại bệnh viện da liễu, bác sỹ kết luận da cô gái đã bị tổn thương nặng vì sử dụng mỹ phẩm làm trắng chứa chất độc hại: chất huỳnh quang.
Cánh tay cô gái phát sáng khi được chụp dưới đèn tia cực tím. |
Câu chuyện huỳnh quang trong mỹ phẩm làm trắng không phải là một câu chuyện mới. Cách đây không lâu tại Trung Quốc đã ghi nhận nhiều trường hợp người tiêu dùng nước này sử dụng mặt nạ giấy dẫn đến hiện tượng da bị kích ứng nặng. Hay mới đây, trào lưu sử dụng mỹ phẩm chứa huỳnh quang trong dịp Lễ Halloween để tạo gương mặt phát sáng cũng được các chuyên gia khuyến cáo về mức độ nguy hiểm của các mỹ phẩm này có thể gây nên đối với sức khỏe.
Trước đó, mặt nạ giấy nội địa Trung bắt đầu phổ biến và được nhiều chị em tìm mua. Những dòng mặt nạ này có ưu điểm là giá thành rẻ, mẫu mã đa dạng, được quảng cáo có thành phần giàu chiết xuất thiên nhiên. Mặt khác, khí hậu và cơ địa của người Trung khá giống với người Việt, vậy nên mỹ phẩm của họ cũng được cho là dễ phù hợp và nhanh có tác dụng đối với người Việt.
Câu chuyện huỳnh quang trong mỹ phẩm làm trắng, mà nhất là mặt nạ giấy, vốn không phải là một câu chuyện mới. Từ năm 2014, 2015, đã ghi nhận nhiều trường hợp người tiêu dùng Trung Quốc sử dụng mặt nạ giấy dẫn đến hiện tượng da bị mẩn đỏ, nổi mụn, viêm da. Thậm chí tình trạng này còn phổ biến và công khai đến mức, Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược Phẩm Trung Quốc (CFDA) phải tiến hành điều tra, kiểm nghiệm và công bố văn bản cấm lưu hành đối với 39 phổ biến trên thị trường khi đó.
PGS.TS Lưu Đức Hải, Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội cũng phân tích, huỳnh quang là hiện tượng tự phát sáng, khi dùng trong mỹ phẩm có thể tạo nên cảm quan màu da sáng và đẹp hơn. Với các huỳnh quang tự nhiên, có thể có trong cá, tôm, moi, thạch anh... về cơ bản không độc. Nhưng, để chế biến huỳnh quang tự nhiên này trong mỹ phẩm rất khó. Vì thế, xu hướng sử dụng huỳnh quang từ chất hóa học là chiếm chủ yếu, như chất tinopal trước đây được dùng trong thực phẩm như bún là ví dụ điển hình.
“Chất huỳnh quang hóa học thường là chất công nghiệp, giá rẻ, có nhiều trên thị trường và dễ sử dụng. Ngoài ưu điểm thương mại trên thì ở góc độ tác hại của nó nếu dùng lên da sẽ cao hơn, do da là bộ phận nhạy cảm, các tế bào sẽ dễ dàng ngấm hóa chất làm ảnh hưởng càng lớn hơn”, PGS.TS Lưu Đức Hải cho biết thêm.
Cụ thể, các chuyên gia cho biết, chất huỳnh quang hóa học sẽ ngấm vào tế bào da, dù ngay khi dùng da sẽ đẹp hơn do che được các khuyết điểm, nhưng càng lâu dài da sẽ bị các hóa chất này ăn mòn, gây nên tình trạng da bị xỉn, da dễ mẫn cảm với các chất khác gây nên tình trạng viêm nhiễm, dị ứng... Chất huỳnh quang cũng sẽ ngấm vào máu, gây nên ngộ độc máu nên người dùng hằng ngày.