Massage lòng bàn chân
Massage lòng bàn chân là cách giúp chân ấm lên. Nguồn ảnh: Internet
Việc thường xuyên massage lòng bàn chân sẽ giúp thúc đẩy tuần hoàn máu ở vùng, máu được tăng cường về đây sẽ giúp chân ấm nóng.
Tập thể dục thể thao
Không có gì làm ấm cơ thể nhanh và tốt hơn vận động. Nếu cần ra ngoài, nên đi bộ nhanh để cơ thể ẩm lên. Leo cầu thang, chạy nhảy tại chỗ cũng có tác dụng tốt.
Nên tập vừa phải, đừng quá sức. Vào những ngày rét đậm rét hại, bạn nên tập trong nhà, đừng tập ngoài trời vào lúc sáng sớm, rất nguy hiểm.
Thủy liệu pháp
Thủy liệu pháp là một quá trình thực hiện trong đó nước (ở bất kỳ dạng nào như nước, đá, hơi nước) được sử dụng bên ngoài để điều trị các bệnh khác nhau. Việc ngâm chân trong cả nước ấm và nước lạnh đều ảnh hưởng đến hệ tim mạch và thần kinh cơ. Nước ấm thúc đẩy lưu lượng máu trong khi nước lạnh giúp giảm đau. Cách làm: Lấy một chậu nước lạnh và một chậu nước nóng. Ngâm chân luân phiên trong cả hai chậu trong khoảng 10-15 phút. Lau khô chân và đi tất. Thực mỗi ngày một lần.
Trà gừng
Gừng được biết đến phổ biến với tác dụng tăng thân nhiệt. Các polyphenol tự nhiên trong gừng giúp cải thiện lưu thông máu và làm ấm cơ thể, bao gồm cả bàn chân. Gừng giúp cải thiện tuần hoàn ngoại vi thúc đẩy quá trình sinh nhiệt, do đó giảm nhạy cảm với lạnh. Cách làm: Chuẩn bị trà gừng bằng cách lấy khoảng hai ba miếng gừng, cho vào nước sôi, ngâm 5-7 phút rồi uống.
Ngâm chân với muối Epsom
Magiê trong muối Epsom giúp kiểm soát cơn đau hiệu quả và cải thiện hệ thần kinh trung ương (CNS). Bệnh thần kinh tiểu đường có thể gây rối loạn chức năng thần kinh trung ương đặc trưng bởi cảm giác lạnh, tê và ngứa ran ở bàn chân. Tắm muối Epsom có thể giúp cải thiện lưu thông máu và chống lại các vấn đề về bàn chân lạnh. Lưu ý, những người mắc bệnh tiểu đường cần cẩn thận khi ngâm chân nước ấm vì có thể vô tình bị bỏng do không có cảm giác ở khu vực này. Cách làm: Lấy khoảng 2-3 thìa cà phê muối Epsom hòa vào một chậu nước ấm. Ngâm chân trong nước khoảng 10 phút. Làm khô chân và đi tất.