Rau mầm sống
Bà bầu cần tránh xa rau mầm sống nhé.
Rau mầm sống phát triển trong môi trường ẩm ướt, đây là yếu tố cần thiết cho sự nảy mầm và cũng là điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của vi khuẩn Salmonella. Mặc dù Salmonella phát triển mạnh trong môi trường ẩm, thường được tìm thấy trong rau mầm sống, nhưng chúng lại rất khó để rửa sạch.
Bộ Y tế Canada và Cơ quan Y tế Công cộng Canada đã đưa ra các khuyến nghị về chế độ ăn uống để giúp sản phụ đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng đang tăng lên. Theo hướng dẫn của các quan này, phụ nữ mang thai nên tránh sử dụng các loại đồ sống, bao gồm rau sống, trứng sống, các sản phẩm chưa được tiệt trùng, cá và thịt chưa nấu chín bởi nếu không được chế biến ở nhiệt độ thì thực phẩm chứa rất nhiều vi khuẩn nguy hiểm. Ngoài ra, uống nhiều nước và hạn chế các thực phẩm thường liên quan đến việc gây bệnh cũng là cách để bảo đảm sức khoẻ cho cả mẹ và bé.
Sữa không tiệt trùng
Sữa cung cấp canxi, protein và vitamin D để giúp bé phát triển xương, răng, tim mạch và hệ thần kinh một cách khỏe mạnh. Tuy nhiên, cần lưu ý là không phải tất cả các sản phẩm từ sữa đều an toàn và tốt cho sức khỏe. Theo chuyên gia dinh dưỡng về sức khỏe mẹ bầu và thai nhi, Sarah Krieger, phụ nữ có thai cần tuyệt đối tránh sử dụng sữa và các sản phẩm từ sữa chưa tiệt trùng.
Một số loại sữa hay pho mát chưa tiệt trùng có chứa vi khuẩn Listeria, một loại vi trùng có thể gây sẩy thai. Vì vậy, việc kiểm tra thành phần có trong nhãn sữa, pho mát trước khi sử dụng là một việc làm cần thiết.
Thịt chế biến sẵn
Bữa sáng nhanh chóng, tiện lợi như bánh mỳ kẹp phù hợp vời hầu hết mọi người. Tuy nhiên, phụ nữ có thai thì cần tìm hiểu kỹ từng thành phần trong nguyên liệu. Các loại thịt chế biến sẵn như giăm bông, thịt nguội, xúc xích,… có nguy cơ cao chứa vi khuẩn Listeria.
Hầu hết người lớn đang khỏe mạnh sẽ không bị ảnh hưởng bởi loại vi khuẩn này, nhưng chắc chắn sẽ rất nguy hiểm đối với phụ nữ đang mang thai. Nếu muốn ăn loại thực phẩm này, cần được chế biến ở nhiệt độ trên 165 độ để diệt vi khuẩn Listeria. Vì vậy, cách tốt nhất là tự chế biến bữa ăn của mình để đảm bảo sức khỏe mẹ và bé.
Caffeine
Caffeine được tìm thấy trong trà, cà phê, ca cao, sô cô la và nước ngọt có ga. Khi tiêu thụ trong thai kỳ, caffeine có xu hướng tồn tại lâu trong cơ thể do hoạt động của men gan giảm. Sự gia tăng caffein do serotonin, adrenaline và dopamine gây cản trở lưu lượng máu trong nhau thai, đồng thời cản trở sự hỗ trợ dinh dưỡng xuyên bào thai cho thai nhi.
Caffeine và các chất chuyển hóa của nó có thể dễ dàng di chuyển vào trong nhau thai. Điều được nhận thấy qua việc hiện dấu vết của caffeine có trong nước tiểu, nước ối, dây rốn và huyết tương của thai nhi. Gan của thai nhi vẫn chưa phát triển nên việc bài tiết caffeine bị trì hoãn.
Trong một phân tích, người ta thấy rằng cứ 100 mg caffeine được tiêu thụ trong một ngày của thai kỳ, sẽ làm gia tăng 3% tương ứng về tỷ lệ trẻ bị cân nặng khi sinh thấp (viết tắt là LBW).
Trẻ LBW là trẻ có trọng lượng sơ sinh thấp hơn 2500 gram. LBW là một yếu tố được xác định rõ ràng là có nguy cơ khiến trẻ mắc các bệnh như béo phì, đái tháo đường và tăng huyết áp khi trưởng thành.
Rượu
Các tác dụng phụ của rượu sẽ kéo dài trong suốt cả thai kỳ. Thai nhi sẽ bị những ảnh hưởng vô cùng xấu đến sự phát triển của não bộ nếu tiếp xúc với rượu. Khi thai nhi tiếp xúc với rượu có thể phát triển một loạt các bất thường, được gọi chung là rối loạn phổ rượu ở thai nhi.
Phụ nữ mang thai được khuyến nghị không nên uống rượu trong giai đoạn quan trọng này. Một cuộc khảo sát được thực hiện trên 1500 phụ nữ đã thấy rằng 85% những người tham gia đã thay đổi mức tiêu thụ rượu sau khi được tìm hiểu về điều này. Quan tâm tới sức khỏe của thai nhi là lý do chính dẫn đến sự thay đổi ở những sản phu. Theo Trung tâm Thông tin Công nghệ sinh học Quốc gia, “không có mức tiêu thụ rượu an toàn trong khi mang thai”, tức là sản phụ cần tuyệt đối không sử dụng rượu.