Hạt dưa hấu:
Là một thực phẩm có nhiều chất dinh dưỡng như protit, glucid, lipid, vitamin B1, B2, vitamin E, PP, canxi, kẽm, photpho, selen, đồng, sắt, kali… rất có ích với người mắc bệnh viêm gan, rối loạn lipid máu, bệnh tim, xơ vữa động mạch và tăng huyết áp. Ngoài ra, trong hạt dưa có chứa dầu béo tỉ lệ thay đổi 20-40%, loại hạt này đang được các nhà khoa học nghiên cứu chế biến ép lấy dầu ăn như đậu phộng, đậu nành, hướng dương…
Hạt mắc ca
Loại hạt này có nhiều vitamin, khoáng chất, các chất chống oxy hóa. Tốt cho tim mạch vì hoàn toàn không có cholesterol nên không làm tăng lượng cholesterol xấu của cơ thể.
Những người bị bệnh ung thư cũng nên ăn 10 - 15 hạt mắc ca mỗi ngày vì chất chống oxy hóa tự nhiên trong hạt này có khả năng ngăn chặn và hủy diệt các gốc tự do, phòng chống bệnh ung thư rất tốt.
Ngoài ra, hạt mắc ca rất tốt cho xương khớp, hỗ trợ giảm cân, tăng cường sức khỏe cho não bộ và hệ thần kinh của cơ thể.
Hạt thông:
Loại hạt này được biết đến khá rộng rãi với tác dụng làm đẹp, nếu ăn thường xuyên sẽ giúp loại bỏ các nếp nhăn trên da, giúp da trắng trẻo, hồng hào, mịn, sáng và rạng rỡ… Cạnh đó, quả thông còn là thực phẩm bảo vệ sức khỏe rất quý. Trong hạt thông có tới 74% dầu béo, protein ưu chất, chất béo ưu chất, hợp chất đường, các loại vitamin A, B1, B2, C, D, E, các chất canxi, phốtpho, potassium, tinh đầu thơm dễ bốc hơi v.v… Theo y học cổ truyền, hạt thông có tính ôn, vị ngọt, giúp cường dương, bổ cốt, hòa huyết, đẹp da, trừ ho, nhuận tràng.
Óc chó
Chỉ cần ngâm óc chó xanh với mật ong để trị các bệnh rối loạn ở tuyến giáp. Sau khi ngâm được 1 tháng thì lấy nước uống vào buổi sáng và tối. Để ngăn ngừa bệnh sỏi túi mật, bạn hãy ăn 1 vài quả óc chó liên tục mỗi ngày.
Óc chó có rất nhiều chất xơ và tốt cho hệ tiêu hóa của bạn, thay vì ăn quá nhiều đồ ăn cứng gây khó tiêu thì hãy ăn một ít óc chó để dễ tiêu hóa hơn.
Óc chó còn là loại quả giúp ngăn ngừa tình trạng mất ngủ, tốt cho não và đặc biệt là tốt cho sự phát triển của thai nhi ngay từ khi còn trong bụng mẹ.
Đậu phộng (lạc):
Đậu phộng rất giàu axit folic, chứa nhiều axit không bão hòa đơn béo, làm giảm cholesterol trong máu cao. Ngoài ra, còn có cellulose hữu ích, giúp bạn kiểm soát trọng lượng, ngăn ngừa bệnh béo phì rất hiệu quả. Đậu phộng còn tốt cho tim, giảm cholesterol có hại, ngăn ngừa lão hóa, tăng cường trí nhớ. Đặc biệt, nghiên cứu của trường Đại học Linkoeping (Thụy Điển) cho thấy, phái mạnh thường xuyên ăn đậu phộng sẽ rất tốt cho “chuyện ấy”. Với phụ nữ, tăng cường ăn đậu phộng cũng là giải pháp cải thiện kích thước vòng một thêm căng tròn hấp dẫn.
Hạt dẻ
Dùng hạt dẻ, gạo tẻ nấu thành cháo cho thêm đường trắng ăn mỗi ngày 1 lần để bổ thận, mạnh gân cốt hoặc lấy hạt dẻ khô khoảng 30g đem nấu chín với nước, cho thêm đường đỏ, ăn 1 lần trước lúc ngủ để trị chứng suy nhược cơ thể, tay chân đau nhức, yếu mệt.
Dùng hạt dẻ rang chín, mỗi ngày ăn 2 lần, mỗi lần 5 7 hạt để trị chứng viêm miệng, lưỡi, viêm âm nang do thiếu vitamin B2.
Hạt vừng
Vừng đen và vừng trắng đều dùng làm thuốc. Vừng có công dụng bổ gan, thận, nhuận ngũ tạng, bổ dưỡng cơ thể, làm đen tóc. Những người tỳ hư yếu, đi đại tiển lỏng không nên lạm dụng vừng.
Những bài thuốc từ hạt vừng cũng rất đơn giản. Chỉ cần 100g vừng, 50g gừng sống. Giã nát 2 vị trên, chắt lấy nước uống để chữa viêm khí quản mạn tính.
Chữa chứng ho khan: 120g vừng đen, 30g đường trắng, rang lẫn 2 vị trên để ăn dần.
Nhuận phế, nhuận tràng: 60-90g vừng trắng đem thành canh, cho thêm chút mật ong để ăn. Hoặc 60g vừng, 60g vừng, 60g táo tàu, 15g hạnh nhân. Ngâm nước các vị trên, đun chín đánh nhuyễn cho thêm đường để ăn.