Nhiễm trùng
Đeo khuyên tai đi ngủ mà không vệ sinh thường xuyên cũng có thể khiến bụi bẩn, vi khuẩn tích tụ lại gây nhiễm trùng sẽ khiến luôn gặp tình trạng đỏ ửng, sưng tấy, chảy mủ nếu không được xử lý kịp thời còn có thể dẫn đến viêm sụn vành tai…
Bên cạnh đó, việc đeo khuyên tai đi ngủ cũng làm tăng nguy cơ dị ứng với Niken – chất liệu thường được sử dụng trong chế tác trang sức.
Đây là một dị ứng khá phổ biển ở những người có thói quen đeo khuyên tai kém chất lượng và không tháo ra trước khi ngủ. Khi gặp phải, phần tai sẽ xuất hiện nhiều vết đỏ, ngứa… và dần dần có thể gây ra bệnh chàm tai khó chữa lành.
Ảnh minh họa. (Nguồn ảnh: Internet)
Nhức đầu
Một trong những biểu hiện khi đeo khuyên tai ngủ qua đêm còn gây nhức đầu, đặc biệt với tư thế nằm nghiêng, khuyên tai có thể sẽ gây ra cảm giác khó chịu, ảnh hưởng đến lưu lượng máu…
Da bị rách
Trong khi ngủ, cơ thể thường có những động tác như trở mình, xoay người… điều này rất dễ làm hoa tai của bạn có thể mắc vào chăn ga gối đệm hoặc tóc của bạn và tai của bạn có thể có nguy cơ bị rách dái tai khi bông tai vướng vào chăn ga. Hoa tai lớn cũng như các kiểu có lỗ hở như vòng và dây treo có thể làm tăng nguy cơ này hơn nữa.
Làm thế nào để đeo bông tai an toàn khi ngủ?
Thời điểm duy nhất đeo bông tai an toàn khi ngủ đó là khi bạn đang đeo đinh tán để giữ lỗ xỏ khuyên mới.
Đinh tán có thể không gây ra nhiều rủi ro như các loại bông tai khác, nhưng vẫn có thể tóc, quần áo và vải từ bộ đồ giường của bạn có thể quấn quanh những chiếc khuyên tai này và gây ra các vấn đề không tốt cho cơ thể của bạn. Để giảm nguy cơ này, hãy yêu cầu thợ xỏ khuyên của bạn sử dụng đinh tán phẳng, thay vì những loại có đính ngọc và các cạnh lởm chởm khác.
Những chiếc khuyên mới cũng có thể gây khó ngủ, đặc biệt là đối với những người ngủ nghiêng. Trong khi chờ vết xỏ khuyên lành lại, bạn có thể giảm thiểu sự khó chịu bằng cách nằm ngửa thay vì nằm nghiêng khi ngủ.