Thứ 3, 17/09/2024, 05:49 AM
Bạn đọc đăng tin
Hotline: 0918658465

Nhận biết dấu hiệu đột quỵ vào mùa đông và cách phòng tránh

Nhận biết dấu hiệu đột quỵ vào mùa đông và cách phòng tránh
(Tieudung.vn) - Thời tiết lạnh kéo dài là tác nhân khiến nhiều bệnh lý gia tăng, trong đó phổ biến nhất là các bệnh liên quan tới huyết áp, tim mạch, và đặc biệt là đột quỵ. Theo nhiều thống kê, số bệnh nhân đột quỵ vào mùa đông thường cao hơn tới 15% so với các mùa khác trong năm, nhất là những năm có nhiều đợt giá rét.

Nhận biết dấu hiệu đột quỵ khi trời trở lạnh

Nhận biết các dấu hiệu đột quỵ khi thời tiết lạnh cũng quan trọng như việc nhận biết chúng trong bất kỳ tình huống nào khác.

lạnh đôi khi làm tăng nguy cơ đột quỵ do các yếu tố như tăng huyết áp và co thắt mạch máu. Nhận thức được các dấu hiệu và triệu chứng của đột quỵ là rất quan trọng để được chăm sóc y tế kịp thời, điều này có thể cải thiện đáng kể kết quả.

Nhận biết dấu hiệu đột quỵ vào mùa đông và cách phòng tránh

Ảnh minh họa. (Nguồn ảnh: Internet)

Dưới đây là các dấu hiệu phổ biến của đột quỵ:

- Sụp mặt: Một bên mặt xệ xuống hoặc có cảm giác tê. Yêu cầu người đó mỉm cười; nếu một bên nụ cười của họ trông không đều hoặc xệ xuống, đó có thể là dấu hiệu của đột quỵ.

- Yếu cánh tay: Một cánh tay có thể bị yếu hoặc tê. Yêu cầu người đó giơ cả hai tay lên; nếu một cánh tay buông xuống hoặc cảm thấy yếu, điều này có thể là dấu hiệu của đột quỵ.

- Khó nói: Lời nói có thể bị ngọng hoặc khó hiểu. Yêu cầu người đó lặp lại một câu đơn giản; nếu giọng nói của họ bị ngọng, lạ hoặc không thể lặp lại câu một cách chính xác thì đó có thể là dấu hiệu của đột quỵ.

Nếu bạn nhận thấy bất kỳ dấu hiệu nào trong số trên, hãy hành động nhanh chóng. Gọi dịch vụ khẩn cấp hoặc tìm kiếm sự chăm sóc y tế ngay lập tức.

Các triệu chứng khác có thể đi kèm với đột quỵ và dễ nhận thấy hơn khi thời tiết lạnh do ảnh hưởng của nó lên cơ thể bao gồm:

- Đau đầu dữ dội đột ngột.

- Khó đi lại hoặc giữ thăng bằng.

- Mờ hoặc giảm thị lực ở một hoặc cả hai mắt.

- Nhầm lẫn hoặc khó hiểu lời nói.

Làm gì khi bị đột quỵ mùa lạnh?

Khi thấy người bị đột quỵ, việc đưa người bệnh đến bệnh viện sớm, giúp người bệnh được điều trị kịp thời sẽ hạn chế được những di chứng về sau. Do đó, ngay khi thấy một ai đó có một trong các dấu hiệu sau như tê bì một tay, một chân; nói khó, méo miệng; mờ một mắt đột ngột; đau đầu dữ dội thì nên gọi cấp cứu hay đến ngay bệnh viện gần nhất có chuyên khoa điều trị đột quỵ.

Trong quá trình chờ cấp cứu, không nên tự ý cho người bệnh sử dụng bất kỳ loại thuốc nào vì một số loại thuốc sẽ làm tình trạng xuất huyết não trở nên nghiêm trọng hơn và làm các biến chứng sẽ càng nặng nề hơn, tăng nguy cơ tử vong. Bên cạnh đó, cần lưu ý không chích máu ngón tay người bệnh; không cử động, lắc người bệnh; không cho người bệnh ăn hay uống để tránh sặc,… Người nhà cũng không nên cạo gió, nặn chanh vào miệng. Đây là những quan niệm sai lầm, không hỗ trợ gì cho người bị đột quỵ.

Với người bị đột quỵ mùa lạnh, nên để người bệnh nằm nghiêng một chỗ, nới lỏng quần áo, tránh để người bệnh mặc trang phục quá chật. Ghi lại thời gian người bệnh có dấu hiệu đột quỵ cũng như các triệu chứng của người bệnh để có thể cung cấp với nhân viên y tế.

Phòng ngừa đột quỵ khi trời lạnh, những lưu ý quan trọng

Mỗi người cần tự nâng cao ý thức phòng tránh đột quỵ mọi lúc mọi nơi. Đặc biệt là những người cao tuổi hoặc người mắc bệnh tim mạch, bệnh lý thần kinh cần cảnh giác cao độ mỗi khi trời trở lạnh, thời điểm giao mùa. Các biện pháp phòng tránh đột quỵ được các chuyên gia khuyến cáo như sau:

Hạn chế tiếp xúc với không khí lạnh

Để không bị tác động bởi thời tiết lạnh, trước hết bạn cần tránh đi ra ngoài hoặc ở ngoài trời lâu khi nhiệt độ xuống thấp. Nếu phải ra ngoài, cần mặc ấm, tốt nhất nên mặc nhiều lớp quần áo, cố gắng che kín vùng đầu và bàn tay, đi tất và giày ấm.

Không hoạt động quá sức

Vận động gắng sức trong khí hậu lạnh giá có thể gây nguy hiểm cho tim, mạch máu và gây đột quỵ não. Thậm chí, ngay cả khi chỉ ngồi yên không làm gì ở ngoài trời lạnh cũng thúc đẩy các cơ quan bên trong cơ thể kích hoạt cơ chế tự giữ ấm bằng cách hoạt động nhiều hơn.

Tránh khiến cơ thể quá nóng đột ngột

Nhiệt độ cao cũng là một yếu tố gây nguy hiểm. Khi nhiệt độ quá cao hoặc tăng đột ngột, các mạch máu có thể giãn ra một cách bất thường, gây hạ huyết áp. Mặc quần áo ấm trước khi hoạt động thể chất cũng có thể khiến cơ thể bị nóng quá mức.

Nếu người đổ mồ hôi khi đang hoạt động giữ trời lạnh thì có nghĩa thân nhiệt của bạn đang cao bất thường và cảnh báo nguy hiểm. Lời khuyên là nên dừng ngay những việc đang làm và nghỉ ngơi trong nhà với nhiệt độ thích hợp.

Từ bỏ hoặc hạn chế uống rượu

Uống rượu trước khi ra ngoài trời lạnh hoặc giữa trời lạnh là việc làm rất nguy hiểm. Tuy đem lại cảm giác ấm áp tạm thời nhưng thực tế rượu làm giãn nở các mạch máu trên da, lấy đi nguồn nhiệt tại các cơ quan quan trọng.

Duy trì lối sống lành mạnh

Hút thuốc lá việc quan trọng cần tránh để bảo vệ cơ thể nói chung và các mạch máu nuôi não nói riêng. Bên cạnh đó không ăn mặn để tránh gây tăng huyết áp. Thay vào đó nên ăn uống đầy đủ, khoa học, tập thể dục hoặc vận động phù hợp, hạn chế xúc động hoặc stress,…để phòng ngừa đột quỵ.

Tags:
4.7 11 5 Nhấn vào đây để đánh giá

Chuyên trang Tiêu dùng - Báo Kinh tế & Đô thị điện tử, Cơ quan của UBND TP. Hà Nội
Giấy phép số: 27/GP-CBC do Bộ Thông tin & Truyền thông cấp ngày 17/05/2022
Tổng Biên tập: Nguyễn Thành Lợi

() Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Tieudung.kinhtedothi.vn

Share facebook Share google Share twitter Share linkedin Share pinterest
1.40678 sec| 790.984 kb