Thứ 3, 15/10/2024, 11:23 AM
Bạn đọc đăng tin
Hotline: 0918658465

Những dấu hiệu cảnh báo cơn đột quỵ sớm, ai cũng nên biết

Những dấu hiệu cảnh báo cơn đột quỵ sớm, ai cũng nên biết
(Tieudung.vn) - Các dấu hiệu cảnh báo cơn đột quỵ sớm thường bắt đầu đột ngột, bao gồm các dấu hiệu và triệu chứng dưới đây.

Huyết áp tăng cao

Huyết áp tăng cao có thể hủy hoại các dây thần kinh não hoặc làm yếu các mạch máu, làm rách hoặc vỡ mạch máu, dẫn đến đột quỵ. Ngoài ra, huyết áp cao là nguyên nhân hình thành cục máu đông trong dòng lưu thông máu và đưa chúng đến não bộ, kết quả cũng gây ra đột quỵ.

Những dấu hiệu cảnh báo cơn đột quỵ sớm, ai cũng nên biết

Ảnh minh họa. (Nguồn ảnh: Internet)

Gặp khó khăn khi nói

Người bị đột quỵ có thể nói ngọng, nói lắp bắp vì môi lưỡi bị tê cứng, khó mở miệng, phải sử dụng sức để mở miệng thốt ra lời nói.

Khó đi lại

Do mất cân bằng, yếu ớt hoặc chóng mặt.

Tê hoặc yếu ở một bên của cơ thể hoặc một bên mặt

Điều này có thể đánh giá bằng cách so sánh vận động giữa cánh tay trái và cánh tay phải khi nâng lên cao. Tê liệt một bên mặt có thể làm cho một bên mặt xệ xuống so với bên còn lại.

Mất phối hợp ở một bên của cơ thể

Yếu tay chân làm người bị đột quỵ không thể thực hiện một hành động thông thường hàng ngày vẫn làm được, chẳng hạn như cầm giữ thìa hoặc treo đồ lên móc. Trong một số ít trường hợp, một bên cơ thể có thể có các chuyển động bất thường và tự phát.

Rối loạn thị lực

Đột quỵ có thể gây ra ảo ảnh kép, mắt không thể khép kín, mất thị lực một bên mắt hoặc suy yếu dữ dội. Đột quỵ ảnh hưởng nghiêm trọng tới thị lực vì vậy khi bạn thấy mình hoặc người thân có dấu hiệu này, hãy đến bệnh viện ngay.

Đau nửa đầu nghiêm trọng

Trong cơn đột quỵ, máu lưu thông đến não hoặc bị chặn hoặc bị ngắt lại do một sự gián đoạn trong mạch máu. Điều này có thể gây rách hoặc hủy hoại mạch máu, dẫn đến một cơn đau nửa đầu hoặc đau đầu đột ngột.

Co giật

Đột quỵ là nguyên nhân phổ biến nhất của các cơn co giật đột nhiên xuất hiện ở người trên 50 tuổi không có tiền sử co giật trước đó.

Thời gian đối với người bệnh đột quỵ vô cùng quan trọng, nên nếu có bất kỳ triệu chứng nào ở trên, phải gọi cấp cứu ngay lập tức. Sau khi đột quỵ xảy ra, nếu chậm trễ hoặc không được điều trị tổn thương não do đột quỵ có thể dẫn đến tình trạng tàn phế vĩnh viễn hoặc tử vong. Cấp cứu khẩn cấp có thể ngăn ngừa tổn thương đột quỵ, giúp người bệnh có cơ hội sống sót tốt hơn và phục hồi sức khỏe với ít biến chứng hơn.

Làm thế nào để phòng chống đột quỵ?

- Chế độ dinh dưỡng hợp lý: Nguyên nhân gây bệnh đột quỵ đến từ các bệnh lý tim mạch, đái tháo đường, mỡ máu... Chế độ dinh dưỡng là yếu tố quan trọng quyết định hình thành các bệnh lý này. Ăn uống với chế độ dinh dưỡng hợp lý là cách phòng tránh đột quỵ hiệu quả.

- Ăn nhiều các loại rau củ quả, các loại đậu, ngũ cốc: Ăn nhiều thịt trắng, hải sản, trứng để bổ sung protein cho cơ thể, hạn chế ăn các loại thịt đỏ.

- Hạn chế các loại giàu chất béo, đồ chiên xào, thức ăn nhanh

- Hạn chế các loại đồ ngọt, thực phẩm chứa nhiều đường

- Uống nhiều nước lọc, nước trái cây, sữa đậu nành...

- Tập thể dục hàng ngày: Tập thể dục giúp tăng cường tuần hoàn máu trong cơ thể, nâng cao sức khỏe, giúp tim khỏe mạnh. Tập thể dục 30 phút mỗi ngày, ít nhất 4 lần mỗi tuần sẽ làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch, dẫn đến đột quỵ.

- Giữ ấm cơ thể: Nhiễm lạnh có thể gây tăng huyết áp, tăng áp lực khiến mạch máu bị vỡ. Cần giữ ấm cơ thể, giữ gìn sức khỏe, đặc biệt là với người lớn tuổi trong thời điểm giao mùa.

Tags:
3.5 15 5 Nhấn vào đây để đánh giá

Chuyên trang Tiêu dùng - Báo Kinh tế & Đô thị điện tử, Cơ quan của UBND TP. Hà Nội
Giấy phép số: 27/GP-CBC do Bộ Thông tin & Truyền thông cấp ngày 17/05/2022
Tổng Biên tập: Nguyễn Thành Lợi

() Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Tieudung.kinhtedothi.vn

Share facebook Share google Share twitter Share linkedin Share pinterest
1.14342 sec| 777.906 kb