Xây dựng chế độ ăn lành mạnh
Bạn có thể giảm cân bằng cách xây dựng chế độ ăn lành mạnh.
Khi vừa mới sinh thì cơ thể người mẹ luôn cần một lượng dinh dưỡng để đảm bảo sức khỏe của cả mẹ và bé. Để giảm cân bạn cần xây dựng cho mình những thực đơn vừa giàu dinh dưỡng mà chứa ít calo cũng như chất béo. Cụ thể như: - Những loại thực phẩm giàu chất dinh dưỡng và giảm cân sau sinh
Thực phẩm giàu protein: Thịt, cá, trứng, sữa và các loại đậu, ngũ cốc nguyên hạt… giúp cơ thể khỏe mạnh săn chắc và giảm cân hiệu quả mà không ảnh hưởng đến sữa.
Thực phẩm giàu canxi: Hải sản, lòng đỏ trứng, sữa chua , đậu nành, phô mai không béo...giúp làm tăng chất lượng nguồn sữa mẹ, bù đắp lại lượng canxi khi người mẹ mất đi vì cho con bú.
Thực phẩm giàu chất sắt: Thịt , cá, ngũ cốc, rau xanh…
Thực phẩm giàu chất béo : Omega trong dầu cá hoặc hạt lanh giúp bé phát triển não và mắt.
Những loại thực phẩm nên hạn chế:
Những loại thức ăn nhanh, chế biến sẵn, đồ đóng gói đông lạnh nhiều chất bảo quản khiến bạn dễ tăng cân, tích nhiều chất béo mà không cải thiện chất lượng sữa.
Hạn chế thức ăn vặt nhiều đường phụ gia.
Hạn chế nhiều muối gia vị trong bữa ăn giảm cân và không nên dùng các loại đồ uống chứa caffeine và rượu bia.
Lựa chọn các đồ ăn vặt tốt cho sức khỏe: Bạn nên lựa chọn cho mình những đồ ăn vặt tốt cho sức khỏe làm bữa phụ như các loại hạt khô, trái cây tươi, trái cây sấy ít đường.
Nguyên tắc áp dụng thực đơn giảm cân sau sinh
Dù xây dựng thực đơn giảm cân với những món ăn gì, mẹ bỉm sữa cần lưu ý đáp ứng đủ lượng calo cần thiết là khoảng 1.800 - 2.700 calo trong thời kỳ cho con bú, sau đó có thể giảm từ 300 - 500 calo khi bắt đầu giảm cân. Nhiều mẹ bầu nôn nóng giảm cân ngay sau khi sinh vì tự ti với vóc dáng của mình, tuy nhiên các chuyên gia khuyên rằng nên đợi trẻ được ít nhất 2 tháng tuổi mới nên bắt đầu giảm cân. Điều này giúp đảm bảo sự nuôi dưỡng tốt nhất cho bé và sức khỏe cho mẹ.
Điều tiên quyết cần nhớ là tuyệt đối không được bỏ đói vì muốn giảm cân nhanh, việc này rất nguy hiểm, nó khiến bản thân người mẹ bị suy nhược, thiếu máu, thiếu dinh dưỡng. Hơn nữa trẻ cũng không được bú đủ sữa mẹ, thiếu dinh dưỡng dẫn tới kém phát triển tư duy và thể chất.
Chia nhỏ bữa trong ngày thay vì ăn 3 bữa chính. Điều này giúp năng lượng hấp thu được sau khi ăn cũng được sử dụng hiệu quả hơn, tránh tích lũy năng lượng tạo mỡ thừa nhiều hơn.
Gợi ý thực đơn giảm cân cho mẹ sau sinh
Dưới đây là gợi ý thực đơn cho bà mẹ sau sinh, không tăng cân mà vẫn đảm bảo chất dinh dưỡng:
Thực đơn 1
Bữa sáng: 1 bát cháo gà, 1 ly sữa.
Bữa phụ: 1 cốc sữa đậu nành.
Bữa trưa: Canh sườn nấu bí, cơm gạo lứt, cá chép kho, 1 quả lê.
Bữa phụ: 1 cốc sữa tươi, 1 quả táo.
Bữa tối: Canh thịt bò, rau cải xào, cơm gạo lứt, 1 quả chuối.
Thực đơn 2
Bữa sáng: 1 cốc sữa tươi, 2 bắp ngô, 1 quả trứng luộc.
Bữa trưa: Thịt lợn kho, 1 bát cơm, đu đủ nấu sườn, 3 miếng dưa hấu.
Bữa tối: 1 bát cơm, canh rau cải thịt băm, thịt bò xào nấm, 1 quả lê.
Thực đơn 3
Bữa sáng: Cháo cá chép.
Bữa trưa: 1 bát cơm, cá hồi hấp xì dầu, canh rau ngót nấu thịt băm, nộm rau muống.
Bữa tối: 1 bát cơm, thịt lợn hấp, canh bầu nấu tôm, 1 quả trứng luộc.
Thực đơn 4
Bữa sáng: 1 bát bún bò, 1 ly sữa.
Bữa trưa: 1 bát cơm, cá chép nướng, canh chua thịt bò, rau cảnh xanh xào, 1 quả cam.
Bữa tối: 1 bát cháo cá chép, 1 cốc nước ép dưa hấu.
Thực đơn 5
Bữa sáng: 3 lát bánh mì, 1 quả trứng ốp la, 1 ly sữa đậu nành.
Bữa trưa: 1 bát cơm, cá tầm nướng riềng mẻ, súp lơ luộc.
Bữa tối:1 bát cháo sườn bí đỏ, 1 cốc sữa tươi, 1 quả lê.
Táo rất giàu dinh dưỡng, đặc biệt là chất chống oxy hóa
Táo rất giàu dinh dưỡng, đặc biệt là chất chống oxy hóa
Thực đơn 6
Bữa sáng: 2 củ từ, 1 cốc sữa tươi.
Bữa trưa: 1 bát cơm, tôm hấp, thịt bò xào giá, canh rau ngót.
Bữa tối: 1 chén súp nấm, 1 ly sữa không đường.