Thứ 6, 22/11/2024, 09:13 AM
Bạn đọc đăng tin
Hotline: 0918658465

Cẩn thận với tình trạng suy nhược cơ thể

Cẩn thận với tình trạng suy nhược cơ thể
(Tieudung.vn) - Suy nhược cơ thể xảy ra mọi lứa tuổi trong đó độ tuổi từ 20 – 40 có nguy cơ cao nhất chủ yếu ở nữ giới.

Suy nhược cơ thể là gì?

Cẩn thận với tình trạng suy nhược cơ thể

Cẩn thận tình trạng suy nhược cơ thể. Nguồn ảnh: Internet 

Suy nhược cơ thể là triệu chứng mệt mỏi toàn thân, thời gian mắc bệnh có thể kéo dài ít nhất 6 tháng. Suy nhược cơ thể xảy ra mọi lứa tuổi ở nam và nữ, trong đó độ tuổi từ 20 – 40 có nguy cơ cao nhất, theo nghiên cứu, phụ nữ thường bị ảnh hưởng nhiều hơn nam giới.

Suy nhược cơ thể nếu không được khắc phục kịp thời, bệnh có thể nặng lên và xuất hiện thêm nhiều triệu chứng như sợ hãi vô cớ, sống khép kín, không muốn tiếp xúc với người khác, kèm theo ác mộng về đêm khiến người bệnh không thể ngủ được hoặc khó ngủ. Từ đó, dẫn đến những hệ luỵ như tư duy kém, khó tập trung tư tưởng, hay quên, phản xạ thần kinh chậm lại, cử chỉ hành vi đôi khi không chính xác,...

Với những dấu hiệu suy giảm sức khỏe kể trên, người bị suy nhược cơ thể sẽ không thích làm việc hoặc không hăng hái, mau mệt và năng suất cũng như chất lượng công việc kém... Do vậy, họ thường gặp thất bại, chán nản và buông xuôi.

Nguyên nhân suy nhược cơ thể

Một số nguyên nhân khiến cơ thể suy nhược như thiếu máu thiếu sắt, hạ đường huyết, nhiễm trùng toàn thân, tăng bạch cầu đơn nhân, suy giảm miễn dịch, thay đổi nồng độ hormone của vùng dưới đồi - tuyến yên - tuyến thượng thận, huyết áp thấp...

Suy nhược cơ thể cũng có thể không đo lường được như do nhiễm virus, viêm khớp dạng thấp hay Lupus.

Một số người lao động quá sức, ăn uống kiêng khem, thiếu chất dinh dưỡng hoặc bệnh nhân sau phẫu thuật, sinh đẻ... dễ dẫn đến bệnh này.

Tuy nhiên trên thực tế, đa số trường hợp không có nguyên nhân rõ ràng hay từ căn bệnh cụ thể nào.

Thực phẩm nên ăn khi bị suy nhược cơ thể

Gạo ngô, khoai, sắn...

Với những người đang rơi vào trạng thái suy nhược cơ thể, tinh bột từ gạo, ngô, khoai, sắn, bột mì… là nguồn dinh dưỡng không thể thiếu.

Bởi lẽ, nguồn tinh bột có trong gạo, ngô sẽ là nguồn cung cấp năng lượng chính cho cơ thể, giúp các cơ quan và tế bào hoạt động hiệu quả hơn. Từ đó, cơ thể cũng nhanh chóng hồi phục, cũng nhờ đó được cải thiện đáng kể.

Protein từ động thực vật

Bên cạnh tinh bột từ gạo, ngô, khoai, sắn... protein từ động thực vật cũng là loại quan trọng giúp hồi phục tốt cho cơ thể. Theo một số nghiên cứu cho thấy, protein là nguồn cung cấp acid amin thiết yếu cho cơ thể nên việc bổ sung chúng (khoảng 0,8 - 1.3gr protein/kg) thường xuyên sẽ giúp sức khỏe được cải thiện rõ nhất.

Ngoài ra, các cơ quan cùng tế bào trong cơ thể hoạt động hiệu quả cũng như tăng cường khả năng hấp thụ dưỡng chất, giúp cơ thể không còn trong trạng thái bị thiếu chất dinh dưỡng. Một số loại thực phẩm giàu protein có thể bổ sung thêm cho cơ thể gồm thịt bò, cá hồi, các loại trái cây khô, các loại quả hạt...

Rau xanh và trái cây

Để giúp cơ thể tăng cường và đảm bảo khả năng tiêu hoá, rau xanh và trái cây là 2 loại thực phẩm không thể thiếu trong khẩu phần ăn mỗi ngày, nhất là những người đang có dấu hiệu suy nhược cơ thể. Lý do là bởi bên trong các loại rau xanh và trái cây có chứa hàm lượng chất xơ cũng như vitamin, khoáng chất cao.

Chính vì thế ngay khi được hấp thụ, chúng sẽ giúp có khả năng chống oxy hoá cơ thể, tăng sức đề kháng, giảm được tình trạng xanh xao, mệt mỏi... Một số loại rau xanh và trái cây mang lại hiệu quả cao nhất có thể kể đến như rau cải, bí đỏ, đậu hà lan, cà rốt, các loại nước ép hoa quả...
 

Tags:
4.1 7 5 Nhấn vào đây để đánh giá
Tin liên quan

Chuyên trang Tiêu dùng - Báo Kinh tế & Đô thị điện tử, Cơ quan của UBND TP. Hà Nội
Giấy phép số: 27/GP-CBC do Bộ Thông tin & Truyền thông cấp ngày 17/05/2022
Tổng Biên tập: Nguyễn Thành Lợi

() Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Tieudung.kinhtedothi.vn

Share facebook Share google Share twitter Share linkedin Share pinterest
1.11836 sec| 788.211 kb