Thứ 6, 19/04/2024, 23:35 PM
Bạn đọc đăng tin
Hotline: 0918658465

Cách cải thiện chứng giãn tĩnh mạch chân tại nhà

Cách cải thiện chứng giãn tĩnh mạch chân tại nhà
(Tieudung.vn) - Những cách dưới đây giúp bạn cải thiện chứng giãn tĩnh mạch chân tại nhà hiệu quả bạn hãy chú ý nhé.

Sơ lược về suy giãn tĩnh mạch chân

Cách cải thiện chứng giãn tĩnh mạch chân tại nhà

Bạn cần thận trọng với bệnh giãn tĩnh mạch chân. Nguồn ảnh: Internet 

Tĩnh mạch là các mạch máu trong cơ thể, làm nhiệm vụ dẫn máu các cơ quan về tim để thực hiện lọc máu. Trong tĩnh mạch có hệ thống các van nhỏ làm nhiệm vụ ngăn máu chảy ngược dòng. khi các van này bị tổn thương, trở nên yếu đi, máu trong tĩnh mạch sẽ lưu thông không kiểm soát, tạo áp lực làm giãn tĩnh mạch, xoắn lại và phồng lên trên bề mặt da. Đôi khi có thể quan sát được các tĩnh mạch bị giãn màu xanh, tím nổi bật ngay dưới da. Tình trạng này được gọi là suy giãn tĩnh mạch.

Giãn tĩnh mạch có thể phát triển ở nhiều vị trí trên cơ thể (thực quản, hậu môn, bìu,...), nhưng xảy ra phổ biến nhất là ở chân và đùi. Phụ nữ trong thai kỳ cũng có nguy cơ cao bị giãn tĩnh mạch. Hiện tượng này có thể giảm dần sau sinh hoặc không thuyên giảm tùy từng trường hợp cụ thể.

Triệu chứng bệnh giãn tĩnh mạch chi dưới:

Các tĩnh mạch nổi rõ bên dưới bề mặt, có thể đã quan sát được;

Có cảm giác nóng rát hoặc đau nhói ở chân;

Có cảm giác khó chịu, nặng nề ở chân;

Hay bị chuột rút, đặc biệt là vào ban đêm;

Sưng bàn chân và mắt cá chân;

Da ở trên vùng giãn tĩnh mạch bị khô, biến đổi máu sắc, ngứa, nặng hơn có thể gây loét da, nhiễm trùng hoặc tắc mạch.

Bệnh suy giãn tĩnh mạch chân thường không thể điều trị triệt để. Các biện pháp điều trị chỉ có thể cải thiện tình trạng bệnh, nguy cơ tái phát trong tương lai vẫn cao. Vì vậy, người bệnh cần tuân thủ một lối sống khoa học, lành mạnh và áp dụng các biện pháp điều trị suy giãn tĩnh mạch chi dưới tại nhà để hỗ trợ thêm cho các phương pháp y khoa được bác sĩ chỉ định.

Cải thiện chứng giãn tĩnh mạch tại nhà

Tập thể dục thể thao đều đặn

Tập thể dục thường xuyên giúp lưu thông máu tốt hơn, tránh hiện tượng máu tích tụ tại một vị trí nào đó trong mạch máu. Tập thể dục cũng giúp giảm huyết áp, vì huyết áp cao gây áp lực lên các mạch máu.

Các hình thức luyện tập vừa sức cho người bệnh giãn tĩnh mạch bao gồm:

Bơi lội

Đi dạo

Đạp xe

Yoga…

Dùng vớ chuyên dụng

Dùng vớ vớ y khoa giãn tĩnh mạch có phải là cách trị giãn tĩnh mạch chân hiệu quả là thắc mắc của không ít người.

Vớ (tất) giãn tĩnh mạch hay vớ y khoa giãn tĩnh mạch có bán ở nhiều hiệu thuốc. Việc dùng loại vớ này giúp cải thiện tình trạng giãn tĩnh mạch chân thông qua việc tạo áp lực hợp lý lên chân để các tĩnh mạch ở đây đỡ bị giãn nở thêm. Vật dụng này giúp hỗ trợ các cơ và tĩnh mạch trong việc điều hướng máu lưu thông về tim.

Theo một nghiêm cứu năm 2018, những người sử dụng vớ y khoa giãn tĩnh mạch loại cao đến đầu gối với áp lực từ 18 đến 21 mmHg trong một tuần cảm thấy những cơn đau do triệu chứng của giãn tĩnh mạch đã thuyên giảm.

Massage chân nhẹ nhàng

Sau một ngày làm việc phải đứng hoặc ngồi nhiều khiến các cơ bắp ở chân bị căng và đau nhức. Lúc đó, bạn hãy dồn lực vào lòng bàn tay xoa bóp chân nhẹ nhàng từ gót chân đến đùi trong 0-20 phút, kèm theo tinh dầu sẽ giúp chân lưu thông, tuần hoàn máu tốt hơn, giảm tình trạng đau nhức. Ngoài ra, bạn cũng cần lưu ý thêm khi nghỉ ngơi hoặc khi ngủ, nên nâng chân cao hơn tim để tạo điều kiện lưu thông máu trong tĩnh mạch ở chân nhé.

Tags:
4.4 7 5 Nhấn vào đây để đánh giá
Tin liên quan

Chuyên trang Tiêu dùng - Báo Kinh tế & Đô thị điện tử, Cơ quan của UBND TP. Hà Nội
Giấy phép số: 27/GP-CBC do Bộ Thông tin & Truyền thông cấp ngày 17/05/2022
Tổng Biên tập: Nguyễn Thành Lợi

() Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Tieudung.kinhtedothi.vn

Share facebook Share google Share twitter Share linkedin Share pinterest
1.46412 sec| 774.945 kb