Xoang là các hốc rỗng nằm trong khối xương sọ - mặt và bình thường thì sạch và chứa đầy không khí. Các xoang này bao gồm xoang hàm, xoang sàng, xoang trán, xoang bướm.
Ảnh minh họa. Nguồn ảnh: Internet
Tình trạng mà các hốc này bị bít tắc và chứa dịch hay mủ, lớp miêm mạc bị viêm nhiễm, gọi là viêm xoang. Khi có triệu chứng viêm xoang, người bệnh cần đi khám Tai Mũi Họng để điều trị sớm. Tránh để lâu, bệnh có thể trở thành mạn tính, việc chữa trị sẽ rất khó khăn.
Bệnh viêm xoang có lây không?
Theo PGS Nguyễn Thị Hoài An – Bệnh viện đa khoa An Việt, bệnh viêm xoang hay còn gọi chung là viêm mũi xoang là bệnh lý khá phổ biến gặp ở mọi lứa tuổi ở Việt Nam. Đây là tình trạng nhiễm trùng của màng niêm mạc lót trong lòng các xoang dẫn tới phù nề, thu hẹp đường kính các lỗ xoang làm cho mủ và dịch viêm ứ đọng trong xoang do không thoát được ra ngoài.
Viêm xoang được phân loại thành 2 loại cấp tính và mãn tính. Nếu người bệnh bị viêm xoang khoảng 4 tuần là viêm xoang cấp tính, kéo dài hơn 12 tuần và tái phát nhiều lần là viêm xoang mãn tính.
Nguyên nhân hàng đầu gây viêm xoang cấp tính là do nhiễm trùng (vi khuẩn, virus, nấm); do viêm nhiễm đường mũi họng (viêm họng, viêm amidan, viêm mũi) hoặc do bệnh sâu răng, viêm lợi lan truyền sang các khoang gây viêm cấp.
Bên cạnh đó, viêm xoang cấp còn do dị ứng với vi sinh vật và các chất gây dị ứng.Trường hợp của chị Chi nếu không điều trị kịp thời có thể gây ra viêm thần kinh thị giác ảnh hưởng tới mắt.
PGS An cho biết khi có các dấu hiệu sau người bệnh cần đến các cơ sở y tế để thăm khám tránh biến chứng do xoang hoặc điều trị triệt để giảm nguy cơ xoang mãn tính.
PGS Nguyễn Thị Hoài An. Nguồn ảnh: BVAV
Viêm xoang do virus sẽ tiềm ẩn nguy cơ lây truyền cho người khác. Nhưng không phải tất cả người nhiễm virus sẽ hoàn toàn bị viêm xoang. Hầu hết các trường hợp thường gặp chỉ là bị cảm lạnh.
Đối với các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp do vi khuẩn gây ra thì đều có khả năng lây truyền nhưng nguy cơ dẫn đến viêm xoang là khá thấp. Nếu sức đề kháng của bạn tốt và mức độ tiếp xúc không quá gần với người bệnh thì cơ thể hoàn toàn không bị nhiễm.
Trường hợp hệ miễn dịch suy giảm, cơ thể bạn sẽ nhanh chóng bị vi khuẩn xâm nhập và tấn công, từ đó làm tăng nguy cơ mắc bệnh viêm xoang.
Viêm xoang lây qua những đường nào
Viêm xoang do virus có thể lây qua giọt bắn khi người bệnh ho, hắt xì. Ngoài ra virus có thể bám lên các vật dụng khác như: tay nắm cửa, khăn mặt, khẩu trang… Do đó, bạn nên rửa tay thường xuyên với xà phòng và không dùng chung đồ cá nhân với người khác để giảm nguy cơ bị nhiễm viêm xoang.
Biến chứng thường gặp:
Nếu điều trị viêm xoang không đúng cách hoặc để bệnh kéo dài thì bạn có thể gặp phải các biến chứng liên quan như:
Biến chứng đường thở: Viêm họng cấp, viêm tai giữa, viêm phế quản mạn,…
Biến chứng ở mắt: Viêm kết mạc, viêm túi lệ, viêm dây thần kinh hậu nhãn cầu,…
Biến chứng ở não: viêm màng não, áp xe não, viêm cốt tủy xương trán.