Ảnh hưởng của bánh trung thu tới đường huyết?
Người tiểu đường cần chú ý khi ăn bánh trung thu. Nguồn ảnh: Internet
Theo các chuyên gia, những lo ngại về việc mắc bệnh tiểu đường có được ăn bánh trung thu không là hoàn toàn chính đáng.
Theo tính toán của viện Dinh Dưỡng Quốc gia, một chiếc bánh trung thu khoảng 170 gram cung cấp từ 500-700 calo tùy theo loại bánh và thành phần. Cụ thể, 1 chiếc bánh trung thu đậu xanh một trứng có trọng lượng 176 gram chứa 19,5 gram chất đạm (protein), 27,5g chất béo (lipid) và 80,6 đường (glucid). Thêm nữa, lượng bột đường trong chiếc bánh dẻo hay nướng bằng lượng bột đường có trong 1-2 chén cơm, gấp 1-2 lần lượng chất béo trong một bát phở bò. Lượng đường này lại ở dạng đường hấp thu nhanh nên dễ làm tăng lượng đường trong máu.
Vì thế, những người đang mắc bệnh tiểu đường hay tiền tiểu đường, béo phì không nên tùy tiện ăn bánh trung thu. Ăn bánh trung thu không kiểm soát cùng với tăng các yếu tố nguy cơ như tăng cân, béo phì, rối loạn đường huyết…đều có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của bệnh nhân tiểu đường.
Nên ăn bánh trung thu như thế nào?
Do bánh trung thu cung cấp rất nhiều năng lượng do chúng chứa rất nhiều đường và chất béo. Vì vậy ăn quá nhiều bánh trung thu có thể dễ dàng gây ra thừa cân, béo phì. Cách dùng bánh trung thu đúng nhất là nên chia nhỏ bánh thành nhiều miếng nhỏ và cùng chia sẻ với các thành viên khác như người thân trong gia đình hoặc đồng nghiệp. Đặc biệt những người bị tiểu đường chỉ nên ăn mỗi lần khoảng 1/6 đến ¼ chiếc bánh, không nên ăn thường xuyên.
Không nên ăn bánh thay cho các bữa chính, chỉ nên ăn sau khi ăn cơm. Nếu ăn trước bữa cơm thì nên giảm lượng cơm sau đó. Ngoài ra một lưu ý quan trọng khác đó là nên lựa chọn nhưng loại bánh Trung Thu đã có thương hiệu, có quy trình sản xuất với các loại nguyên liệu, các chất phụ gia và chất bảo quản theo các quy định vệ sinh an toàn thực phẩm của Bộ Y tế. Chỉ sử dụng bánh Trung Thu còn trong hạn sử dụng ghi trên bao bì.