Bà bầu ăn lá lốt có tác dụng gì?
Ảnh minh họa. Nguồn ảnh: Internet
Dưới đây là các tác dụng của lá lốt đối với thai phụ:
Giảm táo bón: Trong 100g lá lốt có chứa 86.5g nước và 2.5g chất xơ. Do đó, lá lốt giúp thúc đẩy nhu động ruột giúp ngăn ngừa và giảm tình trạng khó chịu do táo bón thai kỳ gây ra.
Giúp sáng da: Lá lốt có chứa chất flavonoid giúp ngăn ngừa vi khuẩn xâm nhập gây mụn trên da. Bên cạnh đó, lá lốt còn có vitamin C có tác dụng tăng cường miễn dịch, làm khỏe và sáng da hiệu quả khi mang thai.
Giảm cảm cúm: Lá lốt có tính cay ấm và chứa nhiều chất kháng viêm như flavonoid và alkaloid có tác dụng giúp cơ thể giảm nguy cơ mắc các loại virus, vi khuẩn. Hơn nữa, chất citamin C trong lá lốt còn giúp tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể rất hiệu quả.
Cải thiện tình trạng đau nhức cơ thể: Chất chống oxy hóa flavonoid và alkaloid trong lá lốt có khả năng giảm đau, chống viêm và loại bỏ các gốc tự do gây hại cho cơ thể. Ngoài ra, chất flavonoid còn giúp kích thích cơ thể sản sinh collagen type 2 là thành phần cấu tạo chính của sụn khớp.
Ngăn ngừa bệnh gút và tiểu đường: Thành phần hóa học trong tinh dầu từ lá lốt còn được xác định có hoạt tính chống bệnh gút và tiểu đường, đồng thời sự có mặt của các chất chống oxy hóa có thể sẽ hữu ích giúp mẹ bầu phòng ngừa một số bệnh rối loạn chuyển hóa, tim mạch trong thai kỳ.
Hỗ trợ điều trị bệnh phụ khoa: Khi mang thai, mẹ bầu còn có nguy cơ ra nhiều khí hư, gây ngứa ngáy và viêm nhiễm âm đạo. Nấu lá lốt để rửa vùng kín có thể điều trị tình trạng này. Tuy nhiên, trước khi thực hiện, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ. Với một số trường hợp viêm nhiễm nặng, các bác sĩ cần lên phác đồ điều trị phù hợp hơn.
Những lưu ý khi ăn lá lốt trong thai kỳ
Không nên ăn lá lốt khi bị nhiệt miệng và nóng trong: Vì lá lốt có tính nóng nếu bạn ăn lá lốt sẽ khiến tình trạng bệnh lý thêm nặng hơn.
Cần chế biến kỹ khi ăn: Nếu bạn ăn lá lốt sống trong thai kỳ sẽ có nguy cơ cao bị nhiễm khuẩn dẫn đến các biến chứng nguy hiểm khi mang thai.
Không nên ăn quá nhiều lá lốt: Nếu bạn ăn quá nhiều lá lốt trong thời gian dài sẽ có khả năng gây tích tụ nhiệt trong cơ thể ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ.
Những loại rau tốt cho bà bầu
Ngoài lá lốt, bà bầu cũng cần bổ sung cho mình chế độ ăn uống khoa học và lành mạnh. Dưới đây là những loại rau tốt cho sức khoẻ mà mẹ bầu nên bổ sung trong thai kỳ:
Rau bina
Bài viết của chuyên gia Khuê Vũ - Học viện Quân Y trên Báo Sức khoẻ & Đời sông cho biết, rau bina hay còn gọi là cải bó xôi - được tìm thấy ở khắp các vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới.
Hàm lượng dinh dưỡng của 100 gram bó xôi cung cấp 29 cal, Protein (3 g), Fat (0.3 g), Carbohydrates (5.4 g), Chất xơ (1,0 g), Canxi (73 mg), Phosphorus (50 mg), Sắt (2,5 mg), Vitamin A (6.300 IU), Vitamin B1 (0,07 mg), Vitamin C (32 mg), Nước (89,7 g)... Bó xôi là một loại rau bổ dưỡng, hàm lượng cao các vi chất rất tốt cho thai phụ và cả người bình thường.
Cải xoăn
Cải xoăn là loại rau lá xanh, nguồn gốc ở hầu hết châu Âu, Bắc Phi, Tây Á. Loại rau này giàu chất xơ, vitamin và canxi. Giá trị dinh dưỡng của cải xoăn giúp em bé phát triển khỏe mạnh trong bụng mẹ.
Bắp cải
Bắp cải có 2 loại xanh hoặc tím. Với phụ nữ mang thai, bắp cải nhiều chất dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe của thai nhi.
Phụ nữ mang thai cần tiêu thụ thực phẩm có chứa nhiều chất sắt - giúp giảm nguy cơ sinh non. Họ cũng cần lượng canxi đáng kể phục vụ cho phát triển xương và răng. Hai vi chất này cũng giúp bạn và thai nhi phát triển khỏe