Tác hại của nhịn ăn dẫn tới mất nước
Ảnh minh họa. Nguồn ảnh: Internet
Những người nhịn ăn thường bị mất nước. Lý do phần lớn là bởi vì cơ thể họ không nhận được bất kỳ chất lỏng nào từ thức ăn trong một thời gian dài. Mà cơ thể lại bài tiết một lượng lớn muối và nước qua đường nước tiểu.
Thiếu chất và thiếu sức sống
Thiếu sức sống là biểu hiện rõ rệt của tình trạng nhịn ăn để giảm cân. Nguyên nhân chủ yếu do cơ thể không có đủ chất dinh dưỡng cần thiết để duy trì hoạt động thường ngày. Có người nhịn ăn 1 bữa, 2 bữa, hay chỉ uống nước hoặc ăn rau, cân nặng có giảm nhưng cơ thể sẽ mệt mỏi, mặt mũi hốc hác.
Mắc chứng cuồng đồ ăn hoặc bệnh chán ăn
Nhịn ăn liên tục bạn có thể đối diện với hai chứng: Một là cuồng đồ ăn do cơ thể đã lâu không được “đánh thức vị giác”. Nếu mắc chứng cuồng ăn, cơ thể lại bị dư thừa chất, tích tụ mỡ.
Hai là bạn có nguy cơ mắc căn bệnh biếng ăn nguy hiểm khi để tình trạng ăn ít, nhịn ăn kéo dài. Bạn có nguy cơ suy nhược cơ thể, toàn bộ nhịp sinh học sẽ bị đảo lộn.
Hạ đường huyết
Quá trình phân giải chất carbonhydrate có trong thức ăn sẽ quyết định đến nồng độ glucose trong máu. Vì vậy, khi bạn không ăn hoặc ăn quá ít, cơ thể sẽ mệt mỏi do lượng glucose giảm sút. Bạn rất dễ bị chóng mặt, buồn nôn, vã mồ hôi lạnh, hay thậm chí là nhịp tim nhanh đi không vững.
Suy giảm trí nhớ
Lipid là thành phần quan trọng cấu tạo lên bao myelin xung quanh các sợi dây thần kinh, đóng vai trò truyền thông tin. Khi bạn nhịn ăn để giảm cân, đồng nghĩa với nguồn năng lượng cung cấp cho não hoạt động bị suy giảm, hơn nữa khả năng không cung cấp đủ lượng lipid cần thiết cũng làm tổn thương bao myelin sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ thần kinh đặc biệt là não bộ.
Hôi miệng do nhịn ăn thời gian dài
Nhịn ăn là phương pháp cắt giảm năng lượng để buộc cơ thể phải sử dụng chất béo dự trữ để làm nhiên liệu. Trong đó, chất acetone lại là một sản phẩm phụ của quá trình chuyển hóa chất béo. Dẫn tới, nồng độ acetone sẽ tăng lên trong máu và hơi thở khi nhịn ăn.
Song song với điều đó, tác hại của nhịn ăn là mất nước như đã đề cập ở trên có thể gây khô miệng, dẫn đến hôi miệng.
Tác hại của nhịn ăn dẫn tới đau đầu
Mất nước, đói hoặc thiếu ngủ trong thời gian nhịn ăn cũng có thể là một nguyên nhân phổ biến dẫn đến chứng đau đầu. Và lượng đường trong máu thấp khi nhịn ăn cũng có thể góp phần gây đau đầu.
Đã có một đánh giá thực hiện dựa trên kết quả của 18 nghiên cứu về chế độ nhịn ăn gián đoạn. 4 trong số 18 nghiên cứu này báo cáo tác dụng phụ đó là một số người bị đau đầu nhẹ. Điều thú vị là các nhà nghiên cứu đã chứng minh rằng những cơn đau đầu do nhịn ăn chỉ có cường độ nhẹ hoặc trung bình và thường nằm ở vùng não trước.
Rối loạn giấc ngủ
Nhịn ăn thời gian dài có thể dẫn tới rối loạn giấc ngủ, như mất ngủ, ngủ không ngon giấc. Tuy nhiên, một số nghiên cứu khác lại chỉ ra rằng nhịn ăn không ảnh hưởng đến giấc ngủ. Cụ thể, một nghiên cứu thực hiện vào năm 2021 đã xem xét 31 người béo phì tham gia vào chế độ nhịn ăn cách ngày. Đồng thời, họ kết hợp với chế độ ăn kiêng low-carb (chế độ cắt giảm tinh bột để giảm lượng calo nạp vào cơ thể) trong 6 tháng.
Nghiên cứu cho thấy chế độ ăn kiêng này hoàn toàn không gây ảnh hưởng đến chất lượng hoặc thời lượng giấc ngủ cũng như mức độ nghiêm trọng của chứng mất ngủ ở các đối tượng tham gia nghiên cứu.
Nhịn ăn gây táo bón, tiêu chảy
Mất nước có thể làm trầm trọng thêm tình trạng táo bón của một số người. Vì lý do này, điều cần thiết là phải uống nhiều nước suốt cả ngày. Trong thời gian nhịn ăn, bạn có thể chọn loại nước 0 calo như nước lọc, cà phê hoặc trà. Chọn thực phẩm trong thời gian được ăn giàu chất dinh dưỡng và giàu chất xơ cũng có thể giúp ngăn ngừa táo bón. Bên cạnh đó, những thay đổi trong chế độ ăn uống kết hợp với các chương trình nhịn ăn có thể gây đầy hơi và tiêu chảy.