Uống sữa khi đói
Không ít người, đặc biệt là người trẻ bận rộn hoặc đang giảm cân thường uống 1 ly sữa thay cho bữa sáng, bữa tối hoặc uống sữa khi chưa ăn gì. Thực chất đây là 1 thói quen xấu đang bào mòn sức khỏe.
Ảnh minh họa. (Nguồn ảnh: Internet)
Sữa chứa nhiều vitamin và khoáng chất nhưng đồng thời cũng chứa nhiều hoạt chất khiến cơ thể mệt mỏi, trấn an tinh thần. Do đó, nếu uống lúc đói sẽ gây ra tình trạng mệt mỏi và buồn ngủ. Đồng thời lúc đói dạ dày co bóp mạnh, sữa sẽ bị đẩy xuống ruột do chưa tiêu hóa hết gây rối loạn tiêu hóa, thậm chí ngộ độc và lâu dài dễ gây bệnh dạ dày.
Mặt khác, uống sữa trong khi bụng rỗng sẽ tạo cảm giác “giả no”, khiến cho bạn không muốn ăn tiếp hoặc ăn không ngon miệng, dạ dày rơi vào trạng thái trống rỗng, dễ sinh bệnh. Chưa kể 1 số người tiêu hóa kém có thể bị đau bụng, thậm chí là ngộ độc nếu uống sữa với chiếc bụng rỗng.
Uống thuốc chung với sữa
Các chất dinh dưỡng như protein và canxi có trong sữa có thể kết hợp với một số ion kim loại trong thuốc gây ảnh hưởng đến việc giải phóng tác dụng của thuốc và ngộ độc.
Sữa dễ dàng để tạo một màng mỏng trên bề mặt của thuốc. Do đó, canxi, magie và các chất khoáng khác trong sữa sẽ có phản ứng hóa học với thuốc, tạo nên chất không hòa tan trong nước, làm ảnh hưởng đến hiệu quả của thuốc. Do đó, không uống sữa một giờ trước khi hoặc sau khi dùng thuốc.
Đun sôi sữa
Sau khi mua sữa về, có 1 số người thường có thói quen đun lại sữa đến mức sôi với mục đích khử trùng cho yên tâm. Trên thực tế làm điều này là sai, bởi khi đun sôi làm cho thành phần lactose bên trong sữa tạo ra hiện tượng thay đổi chất và những chất này rất dễ gây ra ung thư.
Ngoài ra, sau khi đun sôi, chất canxi trong sữa cũng sẽ xảy ra hiện tượng phosphate lắng sâu, khó khăn trong việc hấp thụ và tiêu hóa. Chỉ nên hâm nóng vừa phải ở 30 - 40 độ C, tốt nhất là hâm cách thủy hoặc ủ bằng nước ấm chứ không đun trực tiếp.
Uống sữa thay nước lọc
Nhiều người có thói quen uống sữa thay nước lọc, mặc dù sữa chứa khoảng 70% nước nhưng không thể thay thế nước. Sữa nguyên chất chứa khoảng 3% mỡ động vật, còn được gọi là "chất béo xấu", chứa một nửa lượng axit béo bão hòa, được coi là nguyên nhân chính gây xơ cứng động mạch, bệnh tim mạch vành, đột quỵ do huyết khối, ung thư vú, ung thư đại trực tràng và ung thư tuyến tiền liệt.
Vì vậy, không nên uống quá nhiều sữa. Người lớn nên uống 200-300ml (khoảng một cốc) mỗi ngày.