Thứ 6, 22/11/2024, 12:45 PM
Bạn đọc đăng tin
Hotline: 0918658465

Ứng dụng kỹ thuật Multiplex Realtime PCR trong kiểm nghiệm vi sinh trên thủy sản

Ứng dụng kỹ thuật Multiplex Realtime PCR trong kiểm nghiệm vi sinh trên thủy sản
(Tieudung.vn) - Ngày 2/3 vừa qua, TP. Hồ Chí Minh, Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP) phối hợp cùng Công ty TNHH Quốc tế Amipharm và Công ty TNHH DV & TM Nam Khoa tổ chức hội thảo với chủ đề “Ứng dụng kỹ thuật Multiplex Realtime PCR trong kiểm nghiệm vi sinh trên thủy sản”.

Tham dự hội thảo có đại diện các Chi cục QLCL Nông Lâm Thủy sản các tỉnh, Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường, Trung tâm kiểm nghiệm, Doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản , Nhà Khoa học, Viện Nghiên cứu, Trường Đại học, và các doanh nghiệp…

Mô tả ảnh
Kit xét nghiệm bệnh tôm.

Với sự nghiên cứu trên thiết bị và kỹ thuật hiện đại, Công ty TNHH Quốc tế Amipharm và Công ty TNHH DV & TM Nam Khoa đã cho ra đời phương pháp kiểm nhanh vi sinh vật trên thủy sản bằng ứng dụng kỹ thuật Multiplex Realtime PCR, phương pháp đã cho thấy các ưu điểm nổi trội như: Độ đặc hiệu và độ chính xác cao, tiết kiệm thời gian kiểm (chỉ từ 03 - 15 giờ), ít nguy cơ tạp nhiễm, thực hiện dễ dàng, có thể kiểm đồng thời nhiều chỉ tiêu một lần và tiết kiệm chi phí. Nhằm giới thiệu, cung cấp thông tin hữu ích cho các DN thủy sản, đơn vị kiểm nghiệm hiểu và nắm bắt về kỹ thuật, phương pháp thực hiện.

Ông Nguyễn Hoài Nam, Phó Tổng Thư ký Hiệp hội Chế biến và XK Thủy sản Việt Nam (VASEP) cho biết, “kiểm nghiệm” hiện đang là hoạt động quan trọng của doanh nghiệp, bên cạnh vấn đề chi phí thì vấn đề về thời gian và độ chính xác của phương pháp là điều các doanh nghiệp ngành thủy sản rất quan tâm. Các phương pháp kiểm truyền thống hiện nay thông thường mất từ 3-5 ngày, điều này không đáp ứng sự tiến bộ liên tục của công nghệ chế biến, làm giảm lợi thế và tính cạnh tranh cho các doanh nghiệp trong bối cảnh hội nhập hiện nay.

Nhằm giải quyết các vấn đề trên, với sự nghiên cứu trên thiết bị và kỹ thuật hiện đại, Công ty TNHH Quốc tế AMIPHARM phối hợp cùng Công ty TNHH TM & DV Nam Khoa đã nghiên cứu thành công bộ test kit – NK-Amilife giúp phát hiện nhanh và chính xác các vi sinh vật gây bệnh trên bao gồm: Coliform, Escherichia coli, Staphylococcus aureus, Vibrio cholerae, Vibrio parahaemolyticus, Salmonella spp., Shigella spp., Bacillus cereus và Listeria monocytogenes. 

Theo Ths. Bs. Trương Thị Diệu Hồng, Giám đốc Cty TNHH TM & DV Nam Khoa, bộ test kit NK-Amilife giúp giải quyết hàng loạt khó khăn, bất cập hiện tại trong việc kiểm soát vi sinh trên thực phẩm nói chung, đặc biệt trong ngành chế biến và xuất khẩu thủy sản nói riêng, bao gồm: Rút ngắn thời gian kiểm nghiệm xuống còn 3-8 giờ, thay vì 3-5 ngày theo phương pháp truyền thống; Thực hiện đơn giản, dễ dàng; Đảm bảo độ nhạy và độ chính xác trong kiểm nghiệm; Tiết kiệm đáng kể chi phí kiểm, chi phí đầu tư thiết bị kiểm nghiệm; Tiết kiệm năng lượng và giải phóng sức lao động và áp lực cho kiểm nghiệm viên.

“Với kết quả của bộ test kit NK-Amilife đạt được, chúng tôi hy vọng sẽ giúp các doanh nghiệp rút ngắn thời gian, giảm thiểu chi phí, kiểm soát quá trình sản xuất hiệu quả, đáp ứng yêu cầu an toàn chất lượng ngày càng cao đối với các khó tính như Châu  u, Mỹ, Nhật Bản và Úc...”, Ths. Bs. Trương Thị Diệu Hồng cho biết thêm.

Mô tả ảnh
Hội thảo thu hut đông đảo các doanh nghiệp trong ngành thủy sản tham dự.

Được biết, Nam Khoa là một công ty đầu tiên và hàng đầu tại Việt Nam nghiên cứu sản xuất các chế phẩm công nghệ sinh học ứng dụng trong các lĩnh vực chẩn đoán thực hiện tại các phòng thí nghiệm lâm sàng và sinh học thực nghiệm. Cho đến hiện nay, công ty đã sản xuất được trên 400 sản phẩm khác nhau thuộc 4 nhóm:

Vi sinh, bao gồm: Các chất bổ sung và các loại môi trường vi sinh dùng chuyên chở, tăng sinh, phong phú, phân lập, định danh và kháng sinh đồ được chế sẵn hay sãn sàng để chế; Các  đĩa giấy tẩm kháng sinh dùng trong thử nghiệm kháng sinh đồ phương pháp khuếch tán kháng sinh trong thạch theo các chuẩn mực của NCCLS, kể cả đĩa giấy tẩm nitrocefin phát hiện men beta-lactamase; Các bộ thử nghiệm định danh sử dụng công nghệ sinh hoá tẩm giấy, lên men nhanh, hay công nghệ sinh hoá mini; Các phần mềm định danh trực khuẩn Gram [-] dễ mọc, phần mềm quản lý xét nghiệm vi sinh lâm sàng; Các bộ thuốc nhuộn vi sinh và ký sinh; Các sản phẩm dùng cho phòng thí nghiệm lao.

Sinh học phân tử, bao gồm: Các bộ thử nghiệm dành cho xử lý mẫu thử trước khi ly trích nucleic acid; Các bộ thử nghiệm dành cho ly trích nucleic acid từ các mẫu thử khác nhau; Các bộ thử nghiệm khuếch đại nucleic acid đích từ các mẫu thử bằng các kỹ thuật PCR, RT-PCR, và realtime PCR; Các bộ thử nghiệm để phát hiện các sản phẩm khuếch đại bằng các kỹ thuật điện di, ELISA, hay lai trên màng; Các bộ thử nghiệm PCR, RT-PCR, realtime PCR,  PCR để phát hiện, định lượng, định type các tác nhân vi sinh vật gây bệnh có mặt trong các mẫu thử khác nhau; Các bộ thử nghiệm khác nhau dùng trong nghiên cứu và giảng dạy sinh học phân tử.

Miễn dịch, bao gồm: Các bộ thử nghiệm phát hiện kháng nguyên hoà tan các vi khuẩn gây bệnh dựa trên kỹ thuật tụ hạt (latex, đồng tụ); Các bộ thử nghiệm ELISA phát hiện kháng thể đặc hiệu có trong huyết thanh người bị nhiễm bệnh thương hàn, bệnh nhiễm giun sán nội tạng hay lạc chủ.

Nhựa y sinh và các dụng cụ tiêu hao khác, bao gồm: Các vật liệu nhựa dùng chứa và lấy các mẫu thử khác nhau; (2 Các vật liệu nhựa thường dùng trong các

Các sản phẩm này của Nam Khoa hiện đang được rất nhiều Viện nghiên cứu, Trường Đại Học, , Trung tâm chẩn đoán, và các phòng thí nghiệm lâm sàng khác tại TP. Hồ Chí Minh, Hà Nội, và các tỉnh, huyện khắp nơi trong nước sử dụng và đánh giá cao không chỉ về chất lượng cao và đảm bảo mà còn ở tính đa dạng và phong phú đáp ứng tất cả các nhu cầu từ thấp đến cao của người sử dụng.

Tags:
5 25 5 Nhấn vào đây để đánh giá

Chuyên trang Tiêu dùng - Báo Kinh tế & Đô thị điện tử, Cơ quan của UBND TP. Hà Nội
Giấy phép số: 27/GP-CBC do Bộ Thông tin & Truyền thông cấp ngày 17/05/2022
Tổng Biên tập: Nguyễn Thành Lợi

() Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Tieudung.kinhtedothi.vn

Share facebook Share google Share twitter Share linkedin Share pinterest
1.64124 sec| 790.453 kb