Thứ 6, 22/11/2024, 06:40 AM
Bạn đọc đăng tin
Hotline: 0918658465

Trái cây Việt điêu đứng khi thuế nhập khẩu 0%

Trái cây Việt điêu đứng khi thuế nhập khẩu 0%
(Tieudung.vn) - Đặc biệt, những mặt hàng như rau, củ, quả, cá, tôm, mực, ca cao, bột, thịt và các phụ phẩm của thịt sau giết mổ như thịt trâu, bò và gia cầm sống… sẽ được xóa bỏ từ 15% thuế nhập khẩu hiện nay về 0%.

Mô tả ảnh
Trái cây Trung Quốc xuất hiện trà trộn cùng trái cây Việt. Ảnh: Diệp Đức Minh

Theo Nghị định về biểu thuế nhập khẩu hàng hóa thực hiện Hiệp định thương mại hàng hóa ASEAN - Trung Quốc (ACFTA) giai đoạn 2016 - 2018, sẽ có hàng trăm mặt hàng từ Trung Quốc vào VN được hưởng thuế suất thuế nhập khẩu 0% từ năm 2018.

Đặc biệt, những mặt hàng như rau, củ, quả, cá, tôm, mực, ca cao, bột, thịt và các phụ phẩm của thịt sau giết mổ như thịt trâu, bò và gia cầm sống… sẽ được xóa bỏ từ 15% thuế nhập khẩu hiện nay về 0%.

Mạo danh nông sản Việt

Ông Phan Anh Minh, chủ trang trại cam quýt rộng 40 ha ở Bình Phước, cho rằng thuế nông sản từ Trung Quốc (TQ) vào VN về 0% là mối nguy lớn cho trái cây Việt. Đơn cử hiện cam xoàn VN trồng không đủ bán, nhưng mới đây một loại cam nhập từ TQ có vỏ ngoài rất giống cam xoàn, giá thấp hơn 50% được nhiều nơi bán gọi là cam Vinh, cam xoàn. Trước đó xoài giá rẻ của TQ cũng được đội lốt xoài Tây nguyên; nho xanh không hạt của nước này được gắn mác nho Ninh Thuận, nho đỏ loại to gắn mác nho Mỹ; dưa vàng TQ gắn dưa lưới Bến Tre…

Với rau củ quả thì “vô thiên lủng”, hầu như tháng nào cũng có thông tin phát hiện cơ sở nào đó đang “khoác áo” đất đỏ lên khoai tây TQ để gắn mác khoai tây, cà rốt, hành, tỏi... Đà Lạt. Rất nhiều hàng Trung Quốc gắn mác hàng nông sản Việt để tăng giá bán, lừa người . Theo ông Minh, nhiều loại rau củ quả TQ chất lượng không chỉ kém mà còn nguy hại với sức khỏe người dùng do dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, hóa chất ngâm bảo quản… “Thuế nhập khẩu 15% đã rẻ như cho, nay thuế về 0% thì còn rẻ hơn nữa. Chắc chắn trái cây Việt rất chật vật để cạnh tranh trong tương lai”, ông Minh nói thêm.

Trực tiếp kinh doanh trái cây tại chợ đầu mối nông sản Hóc Môn (H.Hóc Môn, TP.HCM), chị Văn Thị Phương nhận xét hiện tại với mức thuế 15% thì rau củ quả của TQ vẫn rẻ hơn và đang chiếm phần lớn tại chợ. Nếu thuế về 0%, giá rau củ quả của TQ sẽ rẻ hơn nữa. Lúc này, hàng VN khó cạnh tranh hơn. “Điều chúng tôi lo lắng là hàng thật và giả bị lẫn lộn. Cam, hồng, nho, dưa… của TQ được người mua tại chợ đầu mối với giá rẻ nhưng khi đưa về tiêu thụ tại các chợ bán lẻ lại được gắn mác trái cây Việt. Thậm chí “táo bạo” hơn là gắn trái cây ngoại nhập từ các nước Úc, Thái, Malaysia… để tăng giá bán cao gấp 3-5 lần”, chị Phương lo ngại. Điều này không chỉ gây thiệt hại cho , ảnh hưởng đến sức khỏe mà cả người kinh doanh và trái cây Việt sẽ bị ảnh hưởng lớn đến uy tín, thương hiệu. 

"Tôi nghĩ cách làm tốt nhất mà cơ quan quản lý chuyên môn và cả quản lý hành chính phải làm mạnh là siết khâu nhập khẩu chứ không thể để hàng bẩn, kém chất lượng tràn lan rồi mới lo chuyện “đánh dẹp”. Nếu thuế nhập khẩu trái cây về 0% mà hàng tốt, người tiêu dùng được hưởng lợi. Điều đáng lo ngại nhất là hàng kém chất lượng mất kiểm soát tràn lan sau thời hạn hiệp định thương mại có hiệu lực"

Nguyễn Thị , nhà kinh doanh trái cây ngoại nhập.

Theo số liệu từ Bộ NN-PTNT, đến hết tháng 10, trong 400.000 tấn trái cây nhập khẩu, VN nhập từ TQ lên đến 120.000 tấn. Trong cuộc họp báo thường kỳ được tổ chức hồi đầu tháng của Bộ NN-PTNT, thông tin cho thấy đa số trái cây được nhập khẩu từ TQ về VN đều được lấy mẫu phân tích giám định trước khi cấp giấy chứng nhận kiểm dịch cho nhập. Cơ quan này cũng đã xác định trái cây, rau củ TQ là một trong những nhóm có nguy cơ cao về an toàn , nên việc lấy mẫu để kiểm tra có tần suất cao hơn so với mẫu hàng xuất xứ từ các thị trường khác. Thống kê của Bộ NN-PTNT cho thấy trong 10 tháng qua, nhiều mặt hàng trái cây nhập khẩu từ TQ có dư lượng thuốc bảo vật thực vật cao nhưng vẫn ở ngưỡng cho phép.

không “nuông chiều” hàng bẩn

Theo các chuyên gia, khi ký kết hiệp định thương mại với các nước, VN chấp nhận vào sân chơi lớn bình đẳng. Tuy nhiên, vấn đề chính là khâu kiểm soát chất lượng hàng hóa đầu vào của VN vẫn đang quá lơi lỏng. Bà Nguyễn Thị Ngọc Trinh, nhà kinh doanh trái cây ngoại nhập từ Mỹ, Úc và New Zealand, cho biết do bị gắn mác hàng “bẩn” nên nhiều mặt hàng trái cây TQ được người bán trộn lẫn với hàng chất lượng ngoại nhập khẩu để bán giá cao hoặc gắn mác trái cây Việt để người tiêu dùng tin tưởng mua.

“Cả hai cách làm đều ảnh hưởng lớn đến thị trường trái cây Việt, từ sản xuất đến kinh doanh. Tôi nghĩ cách làm tốt nhất mà cơ quản quản lý chuyên môn và cả quản lý hành chính phải làm mạnh là siết khâu nhập khẩu chứ không thể để hàng bẩn, kém chất lượng tràn lan rồi mới lo chuyện “đánh dẹp”. Nếu thuế nhập khẩu trái cây về 0% mà hàng tốt, người tiêu dùng được hưởng lợi. Điều đáng lo ngại nhất là hàng kém chất lượng mất kiểm soát tràn lan sau thời hạn hiệp định thương mại có hiệu lực”, bà Trinh nói.

Đang tham gia chuyến công tác dài ngày ở Nhật, chuyên gia y tế Quí Nguyễn (Việt kiều Úc), người có nhiều bài viết và ý kiến đóng góp cho ngành nông nghiệp công nghệ cao Việt, cho rằng: “Nếu nói về biên giới, VN và Nhật Bản đều có biên giới sát với TQ. Nông sản ở Nhật có giá cao, hoàn toàn không rẻ, nhưng người Nhật không mở cửa tràn lan cho nhập khẩu nông phẩm mà tận dụng tối đa trái cây từ nông dân Nhật trồng được. Theo tôi tìm hiểu, Nhật dường như chỉ nhập chuối từ châu Phi và loại trái cây này được bán rộng rãi trên toàn quốc. Chính phủ Nhật có những quyết sách rất chặt chẽ để bảo vệ nông dân Nhật và không tham gia ký kết với những quốc gia có nguồn nông sản không an toàn mà TQ là một trong những ví dụ. Nếu mở rộng cửa, thì Nhật cũng như VN, sẽ tràn lan thị trường toàn trái cây TQ vì giá rẻ. VN đang phát triển, cần nguồn hàng hạng trung để phục vụ thị trường phổ thông. Thế nên, khi đã gia nhập sân chơi thương mại ACFTA, thuế nhập trái cây rau củ từ TQ về VN 0%, chúng ta chỉ có con đường duy nhất là kiểm soát chặt đầu vào. Không dễ dãi với hàng kém chất lượng nữa. Biện pháp phòng vệ thương mại ở đây là kiểm soát chặt chất lượng hàng nhập khẩu. Điều này không chỉ là trách nhiệm, chuyên môn mà cả cái tâm của người “gác cổng”.

Đồng quan điểm này, PGS-TS Nguyễn Văn Ngãi, Trưởng khoa Kinh tế - Đại học Nông Lâm TP.HCM, cảnh báo khi thuế nhập rau, quả từ TQ về 0% có thể khiến thị trường rau quả VN phức tạp hơn. Giải pháp phòng vệ bằng hàng rào an toàn vệ sinh thực phẩm ở khâu nhập khẩu chỉ một phần, quản lý chặt ngay trong nước mới quan trọng. Bởi thực tế, có nhiều mặt hàng rau củ quả giá rẻ nhập từ TQ về VN, được chính người Việt “đội lốt” hàng Việt để tiêu thụ. Vì vậy, việc quy định truy xuất hàng hóa, quản lý mã vạch về nguồn gốc xuất xứ trên bao bì sản phẩm rất quan trọng. Nếu vi phạm, có thể bị xử lý mạnh đến mức vì làm hàng gian . Song song đó là thông tin rộng rãi đến người dân về cách nhận biết sản phẩm có nguồn gốc xuất xứ thế nào. Ông nói thêm: “Lâu nay, chúng ta quá chiều chuộng, làm ngơ cho hàng nông sản TQ nhập khẩu nhưng nay phải có sự chấn chỉnh và nghiêm trị những hành vi làm ăn gian dối, qua loa và vô trách nhiệm. Lúc đó, không chỉ trái cây Việt mà nhiều mặt hàng nhập từ TQ về 0%, VN vẫn có thể cạnh tranh tốt bằng chất lượng thật”.

TS Nguyễn Văn Ngãi cho rằng việc kiểm soát đầu vào và phát hiện tiêu hủy rau củ quả TQ kém chất lượng như lâu nay chúng ta làm chỉ mới giải quyết phần ngọn. Cơn bão trái cây TQ tràn vào VN khi thuế về 0% chỉ tránh được khi chúng ta có sự phối hợp quản lý nhịp nhàng từ khâu nhập khẩu đến tiêu thụ chứ không chỉ qua cửa khẩu là xong.

Tags:
5 15 5 Nhấn vào đây để đánh giá
Tin liên quan

Chuyên trang Tiêu dùng - Báo Kinh tế & Đô thị điện tử, Cơ quan của UBND TP. Hà Nội
Giấy phép số: 27/GP-CBC do Bộ Thông tin & Truyền thông cấp ngày 17/05/2022
Tổng Biên tập: Nguyễn Thành Lợi

() Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Tieudung.kinhtedothi.vn

Share facebook Share google Share twitter Share linkedin Share pinterest
1.87350 sec| 821.297 kb