Thứ 6, 22/11/2024, 03:14 AM
Bạn đọc đăng tin
Hotline: 0918658465

Dệt may Việt Nam "ngập" trong khó khăn, chỉ có đơn hàng từng tuần

Dệt may Việt Nam "ngập" trong khó khăn, chỉ có đơn hàng từng tuần
(Tieudung.vn) - Hàng năm, thời điểm này các doanh nghiệp dệt may đều có đơn hàng đến cuối năm và thậm chí nửa đầu năm. Nhưng do ảnh hưởng của dịch Covid-19, nên các doanh nghiệp hiện tại chỉ có đơn hàng từng tháng, thậm chí từng tuần.

Ngành dệt may đang chịu tác động bất lợi lớn từ dịch Covid-19, tình hình sản xuất, xuất khẩu ngành dệt may vẫn gặp nhiều khó khăn. Theo của Bộ Công Thương, dệt may đóng góp gần 22 tỷ USD vào kim ngạch xuất khẩu chung 8 tháng đầu năm nay, giảm hơn 11% so với cùng kỳ 2019.

Theo đó, tất cả các nhóm hàng, từ dệt, may mặc, xơ sợi, vải đều sụt trị xuất khẩu so với cùng kỳ năm 2019.

Dệt may Việt Nam "ngập" trong khó khăn, chỉ có đơn hàng từng tuần

Hiện các doanh nghiệp dệt may Việt Nam hiện chỉ nhận đơn hàng theo thông tin từng tháng, thậm chí từng tuần.

Cụ thể, kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may 8 tháng ước đạt 19,25 tỷ USD, giảm 11,6%; vải mạnh, vải kỹ thuật khác ước đạt 260 triệu USD, giảm 36,8%; xơ, sợi dệt các loại ước đạt 2,2 tỷ USD, giảm 19,4% so với cùng kỳ năm 2019.

Đáng chú ý, làn sóng dịch thứ hai bùng phát trên toàn cầu khiến ngành dệt may Việt Nam tiếp tục "ngập" trong khó khăn. Nhu cầu trên thế giới bị ảnh hưởng bởi các hoạt động giãn cách , tâm lý không chắc chắn về diễn biến tương lai cùng những chính sách "thắt lưng buộc bụng" của các hộ gia đình dè dặt trong chi tiêu, đầu tư của các doanh nghiệp cũng chững lại.

Theo thông lệ hàng năm, thời điểm hiện tại các doanh nghiệp đều có đơn hàng đến cuối năm và thậm chí nửa đầu năm sau. Tuy nhiên, nhu cầu chững lại do dịch Covid-19 khi trên thế giới chỉ quan tâm đến đồ dùng thiết yếu và phòng chống dịch bệnh, các doanh nghiệp dệt may Việt Nam hiện chỉ nhận đơn hàng theo thông tin từng tháng, thậm chí từng tuần.

Hiện, mới có một số doanh nghiệp đã nhận được khoảng 50-60% đơn hàng cho tháng 9, các tháng còn lại của năm 2020 và năm 2021 đều chưa có thông tin rõ ràng.

Bộ Công Thương nhận định, bước sang quý III/2020, tình hình dệt may thế giới nhìn chung vẫn chưa đón nhận nhiều dấu hiệu khả quan, cầu thị trường chưa chuyển biến nhiều. Niềm tin tiêu dùng các mặt hàng ở Mỹ, EU và Nhật Bản chưa có nhiều tín hiệu tốt. Nhu cầu tiêu dùng các mặt hàng quần áo đang chững. Đây là nguyên nhân chính dẫn tới suy giảm cầu trong lĩnh vực sản xuất dệt may.

Tags:
4.4 13 5 Nhấn vào đây để đánh giá

Chuyên trang Tiêu dùng - Báo Kinh tế & Đô thị điện tử, Cơ quan của UBND TP. Hà Nội
Giấy phép số: 27/GP-CBC do Bộ Thông tin & Truyền thông cấp ngày 17/05/2022
Tổng Biên tập: Nguyễn Thành Lợi

() Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Tieudung.kinhtedothi.vn

Share facebook Share google Share twitter Share linkedin Share pinterest
2.52875 sec| 774.117 kb