Thứ 5, 21/11/2024, 21:59 PM
Bạn đọc đăng tin
Hotline: 0918658465

Người Việt chê quả trứng gà còn trên Amazon rao bán tiền triệu

Người Việt chê quả trứng gà còn trên Amazon rao bán tiền triệu
(Tieudung.vn) - Theo đó, một túi bột quả trứng gà (lê ki ma) có giá bán tại trang mạng Amazon là 15 USD tính ra tiền Việt khoảng 1,5 triệu đồng.

Trên trang mua bán trực tuyến Amazon đang rao bán một túi bột từ quả trứng gà 227 gam với giá 15 USD. Với mức giá này tính ra khoảng 1,5 triệu đồng cho mỗi kg.

Quả trứng gà hay gọi là lê ki ma được trồng rất nhiều ở Việt Nam trải dài hầu khắp các tỉnh trên cả nước. Đây là loại quả cho trái quanh năm, khi quả xanh có vị chát màu xanh sẫm. Đến khi chín quả có màu vàng, mùi thơm và vị ngọt. Trái chín dạng bột, ăn rất bở. Tuy nhiên, nhiều người không thích ăn loại quả này. Thậm chí, nhiều gia đình trồng cây trứng gà chỉ để lấy bóng mát. Bởi với người Việt, cây trứng gà hầu như không có giá trị về kinh tế cho dù để lấy gỗ hay thu hái trái chín.

Tuy nhiên, với người phương Tây lại khác, trên trang bán hàng trực tuyến Amazon, quả trứng gà đang được rao bán dưới hình thức dạng bột và đóng gói 227 gam với giá 15 USD. Cùng với đó là dòng mô tả ghi rõ: “Siêu chứa nhiều chất chống oxy hóa, chất xơ, vitamin, nguyên tố vi lượng, thậm chí giúp , chống ung thư”.

bán hàng trực tuyến, hàng Việt rao bán trên Amazon

Một túi bột của quả trứng gà được rao bán trên trang Amazon với mức giá 15 USD/kg - Ảnh Amazon.

 

 

Như vậy, với mức giá 15 USD được tính ra khoảng 1,5 triệu đồng tiền Việt cho mỗi kg bột quả trứng gà. Cùng với đó, trên sản phẩm bao bì có ghi bột của quả trứng gà chứa chất chống oxy hoá, vitamin B1, B2, C, Sợi và Canxi. Ngoài ra đây còn là loại quả xuất xứ từ Peru và được xem là vàng của người Inca.

Theo số liệu của Statista, Mỹ hiện loại bột của quả trứng gà chiếm khoảng 30% thực phẩm và đồ uống có siêu thực phẩm từ năm 2015, tiếp theo là Úc và Đức.

Hiện nay, tại nước ta, cây trứng gà hầu như không còn được trồng nhiều như trước. Bởi đa phần người dân đã chặt bỏ. Vậy nên, thông tin trên có lẽ sẽ khiến cho nhiều người tiếc nuối.

Trước đó, trên trang bán hàng điện tử trực tuyến Amazon còn có một số sản phẩm mà tại Việt Nam có giá thành rất rẻ, thậm chí là cây mọc dại nhưng được rao bán với giá “ngất ngưởng” như lá chanh, tía tô hay quả tầm bóp.

Trước đó, một số sản phẩm của Việt Nam như chổi chít, dầu gió… cũng được bán với mức giá cao trên trang mạng trực tuyến này.

bán hàng trực tuyến, hàng Việt rao bán trên Amazon

Tại Việt Nam, quả trứng gà (lê ki ma) lại để rụng và được nhiều người cho rằng, không có giá trị kinh tế - Ảnh Người nhà quê.

Trao đổi với PV bên lề hành lang của Hội thảo Xuất nhập khẩu trực tuyến 2017 (Vietnam eTrade Conference – VETC), ông Nguyễn Kỳ Minh – Đại diện Cục Thương mại Điện tử, Bộ Công Thương cho rằng, nông sản và các sản phẩm công nghệ Việt Nam sẽ được quảng bá trên kênh Thương mại điện tử quốc tế.

Theo đó, ông Minh cho biết, hiện nay trên trang thương mại điện tử Amazon và một vài trang khác cũng đã xuất hiện một số sản phẩm "made in Việt Nam". Thế nhưng, hầu hết đó là do các tài khoản tại nước ngoài họ rao bán chứ không phải doanh nghiệp Việt Nam. “Tuy nhiên, các sản phẩm của Việt Nam bán trên những trang đó mới dừng lại ở tính chất sưu tập chứ chưa mang tính thương mại”, ông Minh nhấn mạnh.

“Và chúng tôi (Cục Thương mại Điện tử, Bộ Công Thương – PV) cũng đang có những kế hoạch định hướng để đưa các sản phẩm trong nước, các nông sản hay sản phẩm khoa học công nghệ đặc trưng của Việt Nam để quảng bá và xây dựng thương hiệu với quốc tế”, ông Minh cho biết.

Hi vọng rằng, tới đây, các sản phẩm của Việt Nam cũng sẽ được quảng bá sâu hơn nữa ra nước ngoài. Đặc biệt, giá trị của những sản phẩm này cũng sẽ được các chuyên gia định lượng để tránh tình trạng “trong nước để rơi rụng, phương Tây thì là quý hiếm”.

Tags:
4.4 13 5 Nhấn vào đây để đánh giá

Chuyên trang Tiêu dùng - Báo Kinh tế & Đô thị điện tử, Cơ quan của UBND TP. Hà Nội
Giấy phép số: 27/GP-CBC do Bộ Thông tin & Truyền thông cấp ngày 17/05/2022
Tổng Biên tập: Nguyễn Thành Lợi

() Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Tieudung.kinhtedothi.vn

Share facebook Share google Share twitter Share linkedin Share pinterest
1.77107 sec| 777.141 kb