Từ trong dân gian, tinh dầu chiết từ lá tràm được ứng dụng rộng rãi trong việc điều trị hay phòng ngừa hàng loạt loại bệnh từ phong hàn, cảm mạo, cúm đến hầu hết các bệnh lý ngoài da (mụn, nấm, nhiễm trùng...), bệnh xương khớp, đồng thời khử trùng và diệt nấm nhờ có cáchoạt chất có tác dụng kháng khuẩn và long đàm.
Nghiên cứu của Opodis Pharma thực hiện tại Viện Pasteur TP.HCM năm 2008 cho thấy dầu tự nhiên chiết xuất từ dầu tràm cũng có tác dụng ức chế virus cúm H5N1. Từ năm 2008, tinh dầu tràm được Bộ Y tế đưa vào danh mục thuốc thiết yếu dành cho y tế cơ sở để kiểm soát bệnh địa phương.
Dầu tràm Lộc Thủy: Trải hết thăng trầm
Từ thời xưa, dân gian đã biết tác dụng của cây tràm và sử dụng tinh dầu của tràm để chữa trị bệnh, chăm sóc sức khỏe. Tuy nhiên, với phương thức thô sơ, thời ấy giá trị của dầu tràm vẫn chưa được khai thác hết. Nghiên cứu khoa học cho thấy, cây tràm mọc lên từ vùng Lộc Thủy, huyện Phú Lộc (Huế) được kết quả kiểm nghiệm có chất lượng dầu cao hơn các vùng khác.
Tuy có nhiều tác dụng như thế nhưng theo thời gian, nguồn nguyên liệu tại Lộc Thủy (huyện Phú Lộc) ngày càng thu hẹp và thu nhập từ nghề cũng không cao nên trong nhiều năm qua, nhiều người dân không còn mặn mà theo đuổi để sản xuất (hàm lượng tinh dầu khá thấp, 1,5 tạ lá chiết xuất được 100ml tinh dầu). Trong khi đó, hàng nhái, hàng giả mang danh “Lộc Thủy” lại tung hoành. Trước thực tế đó, chính quyền tỉnh Thừa Thiên - Huế chủ trương khôi phục hoạt động sản xuất truyền thống này.
Năm 2011, sản phẩm dầu tràm Lộc Thủy đã được Cục Sở hữu Trí tuệ chính thức cấp bằng chứng nhận. Những tiền đề này khiến vùng nguyên liệu dần hồi sinh, nhưng tình hình kinh doanh vẫn còn trong dạng sơ khai do không có một thương hiệu cụ thể nào để nhận diện, không có ai đầu tư bài bản cho kiểu dáng mẫu mã bao bì hay quảng bá.
![]() |
Dầu tràm Cung Đình đã khẳng định được thương hiệu trên thị trường. (Ảnh: sggp) |
Cung Đình: Thương hiệu dầu tràm thế hệ mới
Là một người con đất Lộc Thủy, ông Ngô Văn Cường vào TP.HCM làm ăn từ năm 1988 và trở thành một doanh nhân thành đạt. Trong nhiều lần về thăm cha mẹ, ông Cường nhận ra giá trị đẳng cấp của sản vật quê nhà và hình thành ý tưởng đưa dầu tràm ra kinh doanh. Và từ đây, năm 2011 Công ty Cổ phần Dầu tràm Cung Đình đã được thành lập tại Lộc Thủy.
Trao đổi với chúng tôi, ông Cường - giờ là Tổng Giám đốc công ty - chia sẻ rằng ông luôn khát khao được xây dựng lại làng nghề trên vùng đất này. "Bởi nơi đây không chỉ là quê hương tôi, mà ở đây có cả một vùng nguyên liệu tràm chất lượng, có những con người cần cù chịu khó với nghề, họ sẽ biến những chiếc lá tràm mỏng manh kia thành thương hiệu dầu tràm Cung Đình chất lượng, hoàn toàn bằng thảo mộc thiên nhiên, mang tầm thương hiệu quốc gia hòa vào thị trường thế giới…”, ông Cường nói.
Nói là làm, đầu tiên, ông đi đặt làm mẫu chai, thuê thiết kế bao bì và đóng chai thủ công để tặng bạn bè, gửi kèm phiếu thăm dò. 200 phản hồi chuyển về đầy ắp thông tin đáng giá làm ông thêm tự tin và đi đến quyết định táo bạo: sản xuất dầu tràm thế hệ mới mang tên Cung Đình.
Sau gần 5 năm đi vào hoạt động, áp dụng các nghiên cứu khoa học vào thực tiễn sản xuất, hiện dầu tràm Cung Đình đã đưa ra thị trường hàng loạt sản phẩm truyền thống dân gian kết hợp hiện đại.
Dầu tràm Cung Đình được người tiêu dùng ưu chuộng với tính năng phòng ngừa các bệnh từ phong hàn, cảm mạo, cảm cúm đến các bệnh lý ngoài da, bệnh xương khớp, có tác dụng khử trùng, diệt nấm, kháng khuẩn, long đàm và có tác dụng ức chế virus cúm.
Khắc phục mùi hương
Ý định bước một của Dầu tràm Cung Đình là tái chiếm lòng tin của nhiều người, sau đó giành thị phần với các loại dầu gió khác đang tràn ngập thị trường và bước tiếp theo là xuất khẩu. Hiện nay, dầu tràm mang tên Cung Đình đã được phân phối tại hơn 1.000 nhà thuốc trên toàn quốc và tại chuỗi 70 cửa hàng thuộc hệ thống concung.com, được đón nhận.
Để khắc phục cảm quan “mùi hơi hăng” đặc thù của lá tràm, ông Cường cũng lặn lội đi gặp nhiều kỹ sư hóa học và dược sĩ bào chế để tham vấn về việc điều chỉnh nền nhiệt trong lò nấu lá. Kết quả sau nhiều lần thử nghiệm, là mùi Cung Đình trở nên thơm ngát một cách quyến rũ, phảng phất hương tràm.
Dưới con mắt của một nhà chuyên môn, thạc sỹ - bác sỹ Lê Dũng Trí (khoa Ngoại tiêu hóa - Bệnh viện Bình Dân TP.HCM) cho biết, dầu tràm đã được ưa chuộng từ xa xưa vì giải quyết được rất nhiều triệu chứng bệnh khác nhau, còn trong y học hiện đại, đây chính là hoạt chất có thể sát khuẩn và ức chế được virus gây bệnh, là liệu pháp chăm sóc và làm đẹp cơ thể an toàn, giúp phục hồi cơ thể sau khi ốm hay vận động thể chất với cường độ nặng. Dầu tràm có đặc điểm không giống với các loại dầu khác: xoa nóng nhưng không bỏng rát, đặc biệt là không có tác dụng phụ, an toàn cho sức khỏe em bé cũng như người mẹ trước và sau khi sinh. Loại tinh dầu này còn có tác dụng rất nhanh trong phòng chống cảm lạnh, tránh gió, tránh ho, chống muỗi, bảo vệ sức khỏe…, và được giới y khoa khuyến khích sử dụng vì nhờ lành tính, mang tính thảo dược thiên nhiên.