Trụ sở chính của Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank).
Theo đó, VPBank vừa công bố báo cáo tài chính năm 2018 khiến nhiều cổ đông và dư luận “giật mình” về tổng nợ phải trả là 243.600 tỷ đồng, tăng 35.500 tỷ đồng so với thời điểm đầu năm. Trong khi đó, tổng VCSH của nhà băng chỉ khoảng 30.500 tỷ đồng. Thu nhập lãi thuần của ngân hàng này là 10.400 tỷ đồng, tăng mạnh so với mức 8.900 tỷ đồng năm 2017; tổng thu nhập hoạt động đạt xấp xỉ 17.800 tỷ đồng, tăng khoảng 4.000 tỷ đồng so với năm trước đó. Tổng chi phí hoạt động của ngân hàng cũng tăng lên 6.100 tỷ đồng.
Tính đến cuối năm 2018, khoản nợ phải trả của VPBank là 243.600 tỷ đồng, tăng 35.500 tỷ đồng so với thời điểm đầu năm. Trong đó, nợ phải trả trên chủ yếu là khoản nợ tiền gửi của khách hàng lên tới 167.500 tỷ đồng, tăng xấp xỉ 38.500 tỷ đồng so với năm 2017; bên cạnh đó khoản nợ tiền gửi và vay các tổ chức tài chính, tổ chức tín dụng khác cũng lên tới hơn 40.400 tỷ đồng, tăng xấp xỉ 9.000 tỷ đồng.
Tuy nhiên, các cổ đông đã “thở phào” nhẹ nhõm khi lãi thuần từ hoạt động kinh doanh của VPBank đạt hơn 11.600 tỷ đồng. Và nhà băng này cũng đã chi hơn 3.700 tỷ đồng cho chi phí dự phòng rủi ro tín dụng. Như vậy, kết thúc năm 2018, sau khi trừ thuế và các chi phí, VPBank đạt 6.900 tỷ đồng, tăng hơn 2.100 tỷ đồng so với năm 2017.
Báo cáo tài chính của VPBank còn cho thấy, tổng tài sản của nhà băng đạt 274.000 tỷ đồng, tăng 40.000 tỷ đồng so với năm 2017. Trong khối tài sản trên, cho vay khách hàng chiếm tới 165.770 tỷ đồng, chứng khoán đầu tư 51.500 tỷ đồng…
Đánh giá hiệu quả hoạt động ngân hàng cần dựa vào tiêu chuẩn Basel. |
Trên TTCK, cổ phiếu VPB cũng hấp dẫn các nhà đầu tư. Ngân hàng này có vốn thị trường = 52,574.4 tỷ đồng; Cổ phiếu lưu hành = 2,456,748,366 cổ phiếu; Giá sổ sách = 13,020 đồng; Tỷ lệ giá thị trường so với giá sổ sách (P/B) = 1.6 lần; Tỷ lệ lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA) = 2.5 %; Tỷ lệ lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) = 23.0 %; Chỉ số giá trên thu nhập (P/E) = 7.7 lần; Lợi nhuận trên mỗi cổ phiếu (EPS) = 2,783 đồng; Thước đo rủi ro hệ thống của một chứng khoán (Beta) = 1.71.
Được biết, năm 2016 là năm cận cuối của lộ trình chiến lược 5 năm của VPBank để trở thành một trong năm NHTM cổ phần lớn tại Việt Nam vào năm 2017. Kết quả hoạt động kinh doanh của VPBank trong các năm qua đều tăng trưởng đều đặn. Điều đó được thể hiện qua các chỉ tiêu như: Quy mộ tính đến thời điểm 30/06/2017, VPBank có vốn chủ sở hữu đạt 19.523 tỷ đồng, tổng tài sản đạt 248.713 đồng.
So sánh với 11 NHTM cổ phần đang niêm yết/đăng ký giao dịch thì nguồn VCSH và tổng tài sản của VPBank không cao. Trong khi đó, xét về quy mô VCSH thì tại thời điểm cuối năm 2016, VPBank đứng thứ sáu trong số các NHTM cổ phần đang niêm yết/đăng ký giao dịch tại TTCK Việt Nam.
Năm 2016, kết quả Lợi nhuận sau thuế của VPBank đạt 3.935 tỷ đồng (chỉ đứng sau các NHTM cổ phần có quy mô lớn hơn VPBank rất nhiều như: BIDV, Vietinbank và Vietcombank). Tuy nhiên, tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu bình quân (ROAE) của VPBank trong năm 2016 đạt 25,7%, cao nhất trong số các ngân hàng so sánh...
Có thể thấy, nợ phải trả của các ngân hàng thường là vốn huy động mà có, không giống với các khoản nợ của DN. Cũng giống các ngân hàng khác, VPBank sau khi huy động vốn sẽ phân bổ vào hoạt động cho vay, tài chính hoặc đầu tư. Vì thế, để đánh giá chính xác hoạt động của các nhà băng, các nhà đầu tư thường phân tích cổ phiếu dựa vào các chỉ số như: Quy mô ngân hàng, đòn bẩy tài chính, lợi nhuận, hiệu quả sử dụng tài sản, công ty kiểm toán, cơ cấu HĐQT và kiêm nhiệm chức danh (Chủ tịch HĐQT và TGĐ)…