Thứ 6, 16/05/2025, 14:13 PM
Bạn đọc đăng tin
Hotline: 0918658465

Nhiều ngân hàng tăng lãi suất tiết kiệm

Nhiều ngân hàng tăng lãi suất tiết kiệm
(Tieudung.vn) - Hàng loạt ngân hàng điều chỉnh tăng lãi suất tiền tiết kiệm lên 0,1-1,4%/năm ở nhiều kỳ hạn.

Những ngày qua, hàng loạt ngân hàng điều chỉnh tăng lãi suất tiền tiết kiệm lên 0,1-1,4%/năm ở nhiều kỳ hạn theo hướng tiền gửi càng nhiều, kỳ hạn càng dài, lãi suất càng cao. Việc điều chỉnh tăng lãi suất tiền gửi, khiến áp lực lên mặt bằng lãi suất tiếp tục gia tăng và không ít người vay đã bắt đầu lo lắng.

Nhiều ngân hàng tăng lãi suất tiết kiệm

Nhiều ngân hàng tăng lãi suất tiết kiệm.

Mở đầu đợt tăng này là ngân hàng Bản Việt với mức tăng lãi suất mạnh nhất áp dụng cho khoản tiền gửi kỳ hạn trên 24 tháng từ 7,2% lên tới 8,6%/năm. Đây cũng là mức lãi suất tiền gửi ngân hàng dài hạn cao trên hiện nay.

Không kém cạnh, VPBank cũng là ngân hàng điều chỉnh lãi suất mạnh đợt này, trung bình tăng thêm 0,1 - 0,2%/năm ở nhiều kỳ hạn. Cụ thể, lãi suất tiền gửi từ 6 - 11 tháng được tăng thêm 0,2%, lên 6,7%/năm. Các kỳ hạn dài trên 12 tháng cũng tăng lên 7,1%/năm. Hiện lãi suất tiền gửi cao nhất tại nhà băng này đang nằm ở kỳ hạn trên 24 tháng, với 7,4%/năm.

Tương tự, kể từ ngày 6/8, khung lãi suất tiền gửi tại ngân hàng SHB đã được điều chỉnh tăng thêm 0,2% ở các kỳ hạn từ 6 – 11 tháng, theo đó các kỳ hạn 6 - 8 tháng lên 6,8% và các kỳ hạn từ 9 -11 tháng lên 6,9%. Như vậy, sau liên tiếp 4 lần điều chỉnh giảm mạnh lãi suất tiền gửi kể từ tháng 3 đến tháng 7, SHB đã chính thức điều chỉnh tăng lãi suất trở lại, cho thấy áp lực huy động vốn mà ngân hàng này đang phải đối mặt. Đáng lưu ý là với những khoản tiền gửi từ 2 tỷ trở lên gửi ở kỳ hạn từ 6 tháng trở lên, ngân hàng cũng áp dụng chính sách cộng thêm lãi suất 0,1% cho khách hàng.

Và hàng loạt ngân hàng khác như TPBank, SeABank, Nam Á Bank, VIB Bank... cũng đẩy mức lãi suất tiền gửi lên cao. Trong đó có ngân hàng tăng lãi suất 1% - 1,5%/năm đối với vay trung và dài hạn.

Một số Ngân hàng Nhà nước cũng đã tăng lãi suất. Cụ thể, BIDV - ngân hàng có nguồn tiền gửi khổng lồ hôm 24/8 cũng đã bất ngờ tăng lãi suất tiền gửi thêm 0,2% ở kỳ hạn 1 tháng và 2 tháng lên 4,3%, kỳ hạn 5 tháng và 6 tháng cũng tăng thêm 0,2% lên tương ứng 4,8% và 5,3%. Kỳ hạn 13 tháng cũng được điều chỉnh tăng thêm 0,1% lên 6,8%. Đây là lần tăng lãi suất trở lại đầu tiên của ngân hàng này kể từ tháng 11/2017 đến nay, sau hơn 8 tháng duy trì mặt bằng lãi suất huy động gần như thấp nhất thị trường.

Không chỉ riêng ông lớn BIDV mà 2 ngân hàng khác là Vietinbank và Vietcombank cũng có động thái điều chỉnh lãi suất hiếm hoi trong tháng 8 vừa qua. Theo khung lãi suất của Vietinbank thì kỳ hạn 1 tháng và 2 tháng cũng được điều chỉnh tăng thêm 0,2% lên 4,3%; kỳ hạn 4 tháng và 5 tháng tăng 0,2% lên 4,8% và kỳ hạn 6 - 8 tháng cũng tăng thêm 0,2% lên 5,3%. Đây cũng đánh dấu là lần tăng lãi suất trở lại đầu tiên của Vietinbank trong 8 tháng qua. Theo đó, lãi suất các kỳ hạn từ 1 - 9 tháng của ngân hàng này bằng với BIDV.

Trong khi đó, ông lớn Vietcombank có sự điều chỉnh khiêm tốn hơn khi chỉ tăng thêm 0,1% ở kỳ hạn 12 tháng lên 6,5%, sau lần tăng lãi suất gần nhất thêm 0,2% lên 5,5% ở kỳ hạn 9 tháng vào tháng 5 năm nay. Các kỳ hạn 1 - 2 tháng của ngân hàng này tiếp tục ổn định ở mức thấp nhất thị trường tại 4,1%, trong khi kỳ hạn 3 tháng là 4,6% và 6 tháng là 5,1%. Đáng lưu ý là dù khung lãi suất huy động vốn ở mức thấp nhất thị trường nhưng tiền gửi của ngân hàng tiếp tục thể hiện sự tăng trưởng ổn định và vượt trội kể từ đầu năm đến nay.

Lý giải về nguyên nhân lãi suất tăng, các chuyên gia cho rằng, xu hướng nâng lãi suất huy động là tất yếu do nhiều nước trên thế giới tăng lãi suất và USD tăng quá mạnh làm áp lực lên nhiều đồng tiền khác. Việt Nam khó mà đứng ngoài xu hướng này nhất là khi VND cũng mất giá khá nhanh so với USD khiến dòng tiền vào ngân hàng cũng bị ảnh hưởng.

Với việc thêm nhiều ngân hàng tiếp tục điều chỉnh tăng lãi suất trong tháng 8, có thể thấy áp lực thanh khoản mà hệ thống hiện đang đối mặt là khá lớn, trong khi đây chỉ mới là giai đoạn giữa năm và tín dụng không phải là tăng trưởng quá mạnh thời gian qua.

Do đó, nếu càng về giai đoạn cuối năm, thời điểm thanh khoản thường đối mặt với nhiều sức ép trước lượng tiền gửi bị rút ra, cũng như nhu cầu tín dụng tăng cao, thì khả năng mặt bằng lãi suất sẽ còn chịu thêm áp lực và biến động mạnh. Trước tình hình trên, những khách hàng đang vay phải thật sự lo ngại trước khả năng lãi suất cho vay có thể điều chỉnh tăng theo.

Tags:
4.7 9 5 Nhấn vào đây để đánh giá
Tin liên quan
Tỷ giá

Tài chính - Ngân hàng

Giá ngoại tệ ngày 16/5/2025: USD đảo chiều giảm
(Tieudung.vn) Giá ngoại tệ ngày 16/5/2025, USD giảm giá so với hầu hết các đồng tiền chủ chốt, sau...
 
Giá vàng ngày 16/5/2025: SJC  “lao dốc”, xuống 118 triệu/lượng
(Tieudung.vn) Giá vàng ngày 16/5/2025, SJC giảm mạnh 2,5 triệu đồng (mua vào) và 1,8 triệu đồng (bán ra),...
 
Cổ phiếu ngân hàng bứt phá, “giải cứu” VN-Index trước sức ép từ bất động sản
(Tieudung.vn) Bức tranh thị trường cho thấy sự phân hóa rõ nét: ngân hàng và chứng khoán giữ vai...

Giá - Sản phẩm

Giá heo hơi ngày 16/5/2025: Tiếp tục ổn định trên cả nước
(Tieudung.vn) - Giá heo hơi ngày 16/5/2025, ổn định toàn quốc, không có biến động mới.
 
Giá nông sản ngày 16/5/2025: Cà phê giảm mạnh, hồ tiêu biến động trái chiều
(Tieudung.vn) Giá nông sản ngày 16/5/2025, cà phê giảm mạnh, mức giảm từ 2.300 2.500 đồng/kg so với...
 
Giá xăng dầu đồng loạt tăng nhẹ trở lại
(Tieudung.vn) Liên Bộ Công Thương Tài chính vừa điều hành giá bán lẻ xăng dầu trong kỳ điều...
Giá nông sản
Nguồn: Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn Xem thêm »

Chuyên trang Tiêu dùng - Báo Kinh tế & Đô thị điện tử, Cơ quan của UBND TP. Hà Nội
Giấy phép số: 27/GP-CBC do Bộ Thông tin & Truyền thông cấp ngày 17/05/2022
Tổng Biên tập: Nguyễn Thành Lợi

() Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Tieudung.kinhtedothi.vn

Share facebook Share google Share twitter Share linkedin Share pinterest
6.79137 sec| 850.172 kb