Thứ 2, 25/11/2024, 11:03 AM
Bạn đọc đăng tin
Hotline: 0918658465

Đổ tiền tỷ vào nông nghiệp công nghệ cao: Thị trường là yêu cầu số một

Đổ tiền tỷ vào nông nghiệp công nghệ cao: Thị trường là yêu cầu số một
(Tieudung.vn) - Ngày càng nhiều dự án trăm, ngàn tỷ đầu tư vào nông nghiệp công nghệ cao. Thế nhưng, điều doanh nghiệp phải tính toán đầu tiên khi rót vốn vào lĩnh vực này không phải là vốn rẻ hay cơ chế ưu đãi đặc biệt, mà là thị trường tiêu thụ.

Rầm rộ đổ vốn 

Bà Phạm Thị Huân, Giám đốc Công ty TNHH Ba Huân – nữ hoàng trứng của Việt Nam – cho biết, ngày 15/4 tới đây, Ba Huân sẽ khánh thành Nhà máy Xử lý và chế biến trứng gia cầm công nghệ cao Ba Huân miền Bắc có tổng vốn đầu tư 110 tỷ đồng, với thiết bị xử lý trứng tự động hóa 100% của Hãng Moba (Hà Lan), hãng đứng đầu thế giới về các thiết bị xử lý trứng gia cầm. Đây cũng là lần đầu tiên Ba Huân “đổ bộ” ra miền Bắc.

Cũng trong tháng 4 này, mẻ trứng gà tươi sạch theo tiêu chuẩn Nhật Bản của Công ty TNHH ĐTK Phú Thọ sẽ được tung ra thị trường. Trước đó, Công ty đã đầu tư 800 tỷ đồng xây dựng nhà máy trứng gà sạch với toàn bộ dây chuyền, thiết bị và công nghệ hiện đại nhất của Nhật Bản, Mỹ, Israel.

do-tien-ty-vao-nong-nghiep-cong-nghe-cao-thi-truong-la-yeu-cau-so-mot1491497705

Đây chỉ là hai trong số nhiều  nông nghiệp công nghệ cao “đổ bộ” vào các tỉnh miền Bắc đầu năm nay. Trước đó, hàng loạt dự án khác cũng đã được khởi công ở miền Bắc như Dự án Rau sạch 3.000 tỷ đồng của Tập đoàn TH (huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình), Dự án Rau công nghệ cao của VinEco, Dự án Rau quả xuất khẩu của Công ty cổ phần phát triển nông nghiệp công nghệ cao Hà Nam (Công ty con của PAN Group)…

Đón đầu làn sóng đầu tư của doanh nghiệp, các địa phương cũng đang chạy đua tạo quỹ đất sạch, mở cơ chế ưu đãi để thu hút doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp công nghệ cao như Hà Nam, Thái Bình, Đồng Tháp, Cà Mau, An Giang…

Tại khu vực Tây Nguyên, ngoài Đà Lạt – thủ phủ nông nghiệp công nghệ cao của cả nước, Kon Tum cũng đang trở thành địa chỉ mới thu hút nhiều dự án nông nghiệp công nghệ cao đình đám. Hiện trên địa bàn tỉnh có rất nhiều dự án nông nghiệp hiện đại của Vingroup, , Dự án Chăn nuôi dê sữa (Công ty cổ phần Thực phẩm và Dược liệu Măng Đen), Dự án Nông trại hữu cơ (Hàn Quốc), Dự án Chăn nuôi bò sữa (Tập đoàn Vinamilk), Dự án Rau hoa xứ lạnh (Công ty TNHH Kon Tum BELLEST)…

Không chỉ doanh nghiệp, địa phương, mà các ngân hàng cũng chớp thời cơ đẩy vốn cho các dự án nông nghiệp công nghệ cao. Theo thống kê của Ngân hàng Nhà nước, tính đến đầu tháng 4/2017, số vốn đăng ký tham gia gói 100.000 tỷ đồng cho vay nông nghiệp công nghệ cao với lãi suất ưu đãi của các ngân hàng đã vượt con số 100.000 tỷ đồng.

Thị trường là yêu cầu số một

Hai vấn đề được nhắc tới nhiều nhất gần đây khi nói đến đầu tư vào nông nghiệp công nghệ cao là cởi bỏ hạn điền và vốn. Trong đó, vấn đề đất đai đang được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cùng Bộ Tài nguyên và Môi trường khẩn trương rà soát, tháo gỡ. Nhiều địa phương cũng đã đàm phán với nông dân, tạo quỹ đất sạch rộng hàng chục héc-ta cho doanh nghiệp đầu tư. Hầu hết những dự án lớn đều được các địa phương trải sẵn đất sạch chào mời.

Riêng về vốn, ngay trong tháng 4 này, Ngân hàng Nhà nước cũng sẽ có văn bản hướng dẫn cho vay lãi suất ưu đãi gói tín dụng hơn 100.000 tỷ đồng mà các ngân hàng đã đăng ký tham gia. Song theo cảnh báo của các doanh nghiệp đã đầu tư vào nông nghiệp công nghệ cao, vốn chưa phải là bài toán khó nhất.

Cả ba trục phải làm tốt trách nhiệm của mình.
Doanh nghiệp phải tổ chức ngành hàng và tổ chức quản trị thật tốt, làm ra sản phẩm chất lượng, giá hợp lý, nỗ lực mở cửa thị trường. Người dân khi liên doanh, liên kết với hợp tác xã, với doanh nghiệp phải làm đúng cam kết, làm đúng quy trình. Nhà nước phải có trách nhiệm mở cửa thị trường, có chính sách tốt khuyến khích doanh nghiệp. Nếu cả ba trục đều làm tốt thì không lo không có thị trường. Thị trường quan trọng, nhưng quan trọng hơn là mỗi người phải xác định được trách nhiệm của mình.
Ông Nguyễn Xuân Cường, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT

Ông Nguyễn Đức Hưởng, Phó chủ tịch HĐQT Ngân hàng TP LienVietPostBank – một trong những ngân hàng tiên phong rót vốn cho các dự án nông nghiệp công nghệ cao – chỉ ra một thực tế, rất nhiều dự án nông nghiệp công nghệ cao ở Việt Nam rơi vào cảnh thua lỗ vì đồng thau lẫn lộn, người dân không phân biệt được (hoặc không tin tưởng) đâu là bẩn, đâu là thực phẩm sạch.

Từ của mình, ông Nguyễn Duy Hưng, Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Tập đoàn PAN (PAN Group) cho hay, đầu tư vào nông nghiệp công nghệ cao chỉ thành công nếu có thị trường, có công nghệ phù hợp và có nhân sự để vận hành công nghệ đó. Ngay cả PAN Group – một doanh nghiệp đã nghiên cứu, tìm hiểu về nông nghiệp công nghệ cao từ 5 năm trước, đến nay cũng mới chỉ dám triển khai ở quy mô nhỏ và từng bước mở rộng quy mô tuỳ thuộc vào thị trường tiêu thụ và nguồn nhân lực.

“Cơ sở nền tảng để quyết định đầu tư vào nông nghiệp công nghệ cao phải là nhu cầu của thị trường và chỉ những nông sản có giá trị cao mới có thể ứng dụng trọn gói công nghệ cao vào sản xuất, vì chi phí sản xuất sẽ cao hơn rất nhiều. Chúng tôi mới chỉ đưa vào sản xuất hoa cúc và hoa cẩm chướng bằng công nghệ cao để xuất sang Nhật Bản, vì thị trường này chấp nhận giá sản phẩm cao hơn rất nhiều lần giá sản phẩm tiêu thụ ở Việt Nam”, ông Hưng cho biết.

Đồng tình với ý kiến trên, TS. Nguyễn Văn Bộ, nguyên Giám đốc Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam cho rằng, làm nông nghiệp công nghệ cao phải có đủ ba yếu tố: thị trường, công nghệ và quan trọng nhất là có doanh nghiệp thực thi. “Vốn là điều kiện quan trọng, song không có ý nghĩa quyết định với các dự án nông nghiệp công nghệ cao. Nếu có vốn mà không định hình được sản phẩm, không định hướng được thị trường thì nguy cơ thất bại là rất lớn”, TS. Bộ khẳng định.

Tags:
4.1 23 5 Nhấn vào đây để đánh giá
Tin liên quan
Tỷ giá

Khởi nghiệp

Hỗ trợ start-up Việt giảm thiểu thất bại, bước ra thế giới 
(Tieudung.vn) Viet Unicorn là sáng kiến quốc tế hỗ trợ start-up Việt với kỳ vọng từng bước hiện thực...
 
Dự án về khoai mì Củ Chi giành giải nhất cuộc thi khởi nghiệp Xanh
(Tieudung.vn) Dự án đến từ TP Hồ Chí Minh “Các dòng bánh khoai mì dinh dưỡng Cusami” của Mai Tuấn...
 
Nhiều dự án độc đáo tranh tài tại Chung kết cuộc thi Khởi nghiệp Xanh
(Tieudung.vn) Sáng 9/11, tại Hội trường Thống Nhất, TP Hồ Chí Minh, vòng Chung kết cuộc thi ý tưởng/dự...

Thương hiệu

Phân bón Cà Mau được vinh danh đến ba giải cao về: Quản trị Công ty và Báo cáo phát triển bền vững
(Tieudung.vn) Ngày 16/11/2024, tại Đà Lạt, Lễ trao giải Cuộc bình chọn Doanh nghiệp niêm yết (Vietnam Listed Company...
 
Vinpearl lọt top 3 thương hiệu mạnh nhất Đông Nam Á
(Tieudung.vn) Mới đây, Vinpearl được vinh danh top 3 thương hiệu mạnh nhất Đông Nam Á, số 1 Việt...
 
Phân bón Đầu Trâu đạt thương hiệu Quốc gia Việt Nam năm 2024
(Tieudung.vn) Tại Lễ công bố sản phẩm đạt Thương hiệu quốc gia Việt Nam lần thứ 9 năm 2024,...

Tin Doanh nghiệp

3 doanh nghiệp điện tử bị xử phạt vì đưa thông tin gây nhầm lẫn cho khách hàng
(Tieudung.vn) Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia (Bộ Công thương) vừa ban hành các quyết định xử lý vụ...
 
Loạt doanh nghiệp đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài bị xử phạt
(Tieudung.vn) Cục Quản lý lao động ngoài nước, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, vừa ban hành...
 
Đề xuất doanh nghiệp nước ngoài kinh doanh thương mại điện tử phải nộp thuế
(Tieudung.vn) Sáng 22/11, thừa ủy quyền Thủ tướng, Phó thủ tướng Lê Thành Long trình dự thảo Luật Thuế...
Giá nông sản
Nguồn: Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn Xem thêm »

Chuyên trang Tiêu dùng - Báo Kinh tế & Đô thị điện tử, Cơ quan của UBND TP. Hà Nội
Giấy phép số: 27/GP-CBC do Bộ Thông tin & Truyền thông cấp ngày 17/05/2022
Tổng Biên tập: Nguyễn Thành Lợi

() Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Tieudung.kinhtedothi.vn

Share facebook Share google Share twitter Share linkedin Share pinterest
1.42783 sec| 875.18 kb