Thứ 2, 28/04/2025, 15:46 PM
Bạn đọc đăng tin
Hotline: 0918658465

Siết quản lý quỹ đất, nhà ở: Không thể chậm trễ

Siết quản lý quỹ đất, nhà ở: Không thể chậm trễ
(Tieudung.vn) - Việc thiếu hụt quỹ đất cho phát triển nhà ở xã hội, công trình công cộng lâu nay đã trở thành đề tài… biết rồi khổ lắm, nói mãi. Nghịch lý ở chỗ, dù biết nhưng không ít chủ đầu tư “câu giờ” bàn giao quỹ đất 20%, quỹ nhà 30% cho TP. Từ thực tế đó, mới đây, Hà Nội mạnh mẽ đôn đốc nhanh chóng thu hồi nhiều dự án phát triển nhà ở ngay khi rà soát, phát hiện vi phạm.

Mô tả ảnh
Một khu đất được làm sân bóng đá tại Nam Trung Yên (quận Cầu Giấy) - Ảnh: Hải Linh 

Cạn đất cho nhà ở

Luật Nhà ở 2014 quy định các chủ đầu tư dự án trên địa bàn thực hiện nghiêm việc cắt lại 20% diện tích đất của dự án để xây . Tuy nhiên trên thực tế, quỹ nhà ở xã hội các đô thị lớn luôn trong tình trạng thiếu bởi các chủ đầu tư vẫn không mặn mà thực hiện quy định này, phần lớn đều né tránh vì lợi nhuận đầu tư không cao. Thực tế kiểm tra của các cơ quan chức năng cho thấy, trong giai đoạn từ 2002 - 2014 khi hàng loạt các khu đô thị mới được xây dựng tại Hà Nội nhưng rất ít dự án có nhà ở xã hội đi kèm. Có thể kể đến các khu đô thị: The Manor (Mỹ Đình), Văn Phú (Hà Đông), dự án 275 Nguyễn Trãi...

Điều 5 Nghị định số 100/2015/NĐ-CP đã quy định: “ dự án phát triển nhà ở thương mại, dự án đầu tư phát triển đô thị, không phân biệt quy mô diện tích đất (bao gồm cả dự án đầu tư xây dựng theo hình thức xây dựng – chuyển giao (BT) và hình thức xây dựng – kinh doanh – chuyển giao (BOT) tại các đô thị từ loại 3 trở lên và khu vực quy hoạch là đô thị từ loại 3 trở lên phải dành 20% tổng diện tích đất ở trong các đồ án quy hoạch chi tiết hoặc tổng mặt bằng được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt, đã đầu tư xây dựng hệ thống hạ tầng kỹ thuật dành để xây dựng nhà ở xã hội.

Theo số liệu tổng hợp của Bộ Xây dựng, nhu cầu nhà ở xã hội trong toàn quốc trong giai đoạn từ năm 2011 - 2020 cần khoảng 440.000 . Trong đó, TP Hồ Chí Minh, khoảng 134.000 căn; Hà Nội khoảng 110.000 căn, còn lại là các địa phương khác. Do vậy, để tăng quỹ đất nhà ở xã hội, Hà Nội vừa phát đi yêu cầu, trước ngày 30/5, Sở TN&MT cùng Sở Xây dựng, Sở Tài chính rà soát tổng hợp, làm rõ các dự án chủ đầu tư lựa chọn hình thức chuyển giao quỹ nhà ở hoặc nộp bằng tiền tương đương với giá trị quỹ đất 20% để có hướng xử lý kịp thời.

“Hà Nội có trách nhiệm tạo quỹ đất sạch giao cho DN xây dựng nhà ở xã hội trên địa bàn. Pháp luật về nhà ở đã quy định cụ thể việc dành 20% quỹ đất đã đầu tư hạ tầng (hoặc bằng quỹ nhà ở, hoặc tiền với giá trị tương đương) để đầu tư xây dựng nhà ở xã hội. Nếu thực hiện nghiêm túc, TP sẽ tạo được quỹ đất sạch, quỹ nhà ở lớn mà không mất nhiều chi phí. Sẽ phải thu hồi 1 – 2 dự án để DN thấy Hà Nội “nói là làm”, tránh tình trạng DN lòng vòng “câu giờ” - một chuyên gia nhấn mạnh.

Dừng phương án chuyển nhượng?

Giới chuyên gia quy hoạch – xây dựng đều bày tỏ sự lo lắng khi Hà Nội không còn quỹ đất ở những vị trí thuận lợi để xây dựng nhà ở xã hội cho người dân Thủ đô. Nhà ở cho người nghèo đô thị không thể đẩy quá xa trung tâm. Đồng thời, dự án phải có hạ tầng kỹ thuật, kết nối với xung quanh mới đảm bảo môi trường sống và sự công bằng cho người có thu nhập thấp. Nếu chủ đầu tư làm đúng theo quy định sẽ có nhiều dự án nhà ở xã hội ở trung tâm và được kết nối với hạ tầng có sẵn như khu Giang Biên, Việt Hưng, Sài Đồng (Long Biên, Hà Nội).

Đồng quan điểm, Chủ tịch Tổng hội Xây dựng Việt Nam Trần Ngọc Hùng cho hay, các dự án nhà ở thương mại việc dành 20% quỹ đất làm nhà ở xã hội còn buông lỏng, triển khai rất chậm và có nhiều vi phạm, cần có giải pháp xử lý nghiêm các dự án còn tồn đọng. “Do vậy, trong thời gian tới các dự án mới cần tập trung vào một phương án duy nhất: Bắt buộc chủ đầu tư nhà ở thương mại phải xây dựng đồng thời với nhà ở xã hội (Giá rẻ: diện tích 25 - 45m2, vật liệu thông thường…) để chủ dự án quản lý đồng bộ toàn dự án (không nên có phương án chuyển lại cho nhà nước xây dựng).

Nhà nước tập trung quản lý quy hoạch, chất lượng và giá thành như: Thông qua hình thức phê duyệt khu vực 20% nhà ở xã hội, hình thức bắt buộc khi bán nhà ở thương mại đồng thời với bán nhà ở xã hội” – vị này nhấn mạnh.

Quy định dự án bất động sản phải dành 20% đất cho nhà ở xã hội không phải là quy định bất di bất dịch. Tùy từng hoàn cảnh của địa phương, từng dự án sẽ có mức điều chỉnh phù hợp. Tuy nhiên, các địa phương cần phải với Thủ tướng xem có phù hợp hay không, có thể bù vào quỹ đất ở chỗ khác hay không và làm sao phải đảm bảo hài hòa được chiến lược phát triển nhà ở xã hội quốc gia.
Ông Nguyễn Trọng Ninh Cục trưởng Cục Quản lý nhà và Thị trường bất động sản (Bộ Xây dựng).
Tags:
4.7 11 5 Nhấn vào đây để đánh giá
Tin liên quan
Tỷ giá

Nhận định

Bán đất đẹp gần sân bay Long Thành, Đồng Nai
(Tieudung.vn) Hai khu đất đẹp sát sân bay quốc tế Long Thành (huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai). Pháp...
 
Nguồn cung bất động sản vẫn chênh lệch “sâu” về cơ cấu sản phẩm
(Tieudung.vn) Trong quý I/2025, kinh tế tiếp tục tăng trưởng ổn định và đạt mức cao nhất so với...
 
Người dân cần lưu ý điều gì khi mua bán căn hộ chung cư để tránh rủi ro?
(Tieudung.vn) Để giảm thiểu rủi ro trong giao dịch mua bán căn hộ chung cư, Ủy ban Cạnh tranh...

Dự án – Nhà đẹp

Dự liệu còn nhiều khó khăn, Novaland thận trọng với kế hoạch kinh doanh năm 2025
(Tieudung.vn) Đại hội đồng Cổ đông (ĐHĐCĐ) thường niên năm 2025 diễn ra tại NovaWorld Phan Thiet, Novaland đã...
 
Xót xa hàng chục khu đô thị phía Tây Hà Nội bị bỏ hoang
(Tieudung.vn) Hàng trăm căn biệt thự, nhà liền kề tại các dự án, khu đô thị khu vực phía...
 
Bộ Công an đề nghị Đắk Lắk cung cấp thông tin 38 cán bộ liên quan dự án điện mặt trời
(Tieudung.vn) Bộ Công an đề nghị tỉnh Đắk Lắk cung cấp thông tin cá nhân của 38 người là...

Phong thuỷ

Cách lựa chọn chất liệu cửa chính hợp phong thủy
(Tieudung.vn) Cửa chính của một căn nhà không chỉ đơn thuần là nơi mọi người đi lại, mà còn...
 
5 đại kỵ khi đặt tủ quần áo và cách bố trí tủ quần áo hợp phong thủy
(Tieudung.vn) Theo các chuyên gia phong thủy, việc đặt tủ quần áo không đúng vị trí có thể tác...
 
Những thứ tuyệt đối không đặt trên ban thờ, kẻo gây hao hụt tài lộc
(Tieudung.vn) Bàn thờ là nơi linh thiêng nhất trong mỗi gia đình, thể hiện lòng thành kính của con...
Giá nông sản
Nguồn: Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn Xem thêm »

Chuyên trang Tiêu dùng - Báo Kinh tế & Đô thị điện tử, Cơ quan của UBND TP. Hà Nội
Giấy phép số: 27/GP-CBC do Bộ Thông tin & Truyền thông cấp ngày 17/05/2022
Tổng Biên tập: Nguyễn Thành Lợi

() Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Tieudung.kinhtedothi.vn

Share facebook Share google Share twitter Share linkedin Share pinterest
2.52496 sec| 864.641 kb