Thứ 5, 03/07/2025, 15:43 PM
Bạn đọc đăng tin
Hotline: 0918658465

Người mua nhà "đứng hình" vì dự án Jamona City

Người mua nhà "đứng hình" vì dự án Jamona City
(Tieudung.vn) - Nhiều người mua nhà ở xã hội tại dự án này đang "đứng hình" khi không vay được gói 30.000 tỷ đồng mà phương thức trả chậm của chủ đầu tư lại không hợp lý.

Được nhân viên bán hàng hứa hẹn hỗ trợ tiếp cận gói vay ưu đãi 30.000 tỷ đồng, nhưng khi người mua nhà đóng tiền thì gói vay khép lại. Phương thức thanh toán chủ đầu tư đưa ra lại không phù hợp khiến khách hàng rơi vào tình thế khó… 

Người mua căn hộ Jamona City chết kẹt vì trót tin lời hứa
Dự án Jamona City do Sacomreal làm chủ đầu tư.

Dự án Jamona City, nay đã đổi tên thành Luxury Home, nằm trên đường Đào Trí, Quận 7, TP Hồ Chí Minh do Công ty Cổ phần Địa ốc Sài Gòn Thương Tín (Sacomreal) làm chủ đầu tư. Hiện nay nhiều người mua nhà ở tại này đang rơi vào tình cảnh “tiến thoái lưỡng nan” khi không vay được gói 30.000 tỷ đồng mà phương thức trả chậm của chủ đầu tư lại không hợp lý.

Trao đổi với phóng viên, anh Bùi Hoàng T. (người mua căn hộ tầng 8, tháp M1 dự án Jamona City) cho biết, để thuộc diện người mua tại dự án nói trên, hơn 1 năm nay anh đã chạy vạy lo nhiều thủ tục như chứng minh thu nhập, xác nhận độc thân, chưa có nhà…

“Lúc tìm hiểu về dự án, nhân viên bán hàng hứa hẹn sẽ hỗ trợ cho tôi vay gói 30.000 tỷ. Tin tưởng vào lời hứa này và xét thu nhập của hai vợ chồng, tôi quyết định mua căn hộ tại dự án này với giá khoảng 1 tỷ đồng. Nhưng sau khi ký hợp đồng đặt cọc và đóng 150 triệu đồng thì mới “ngã ngửa” khi biết trường hợp của mình không vay được”, anh T. nói.  

Theo anh T, nếu muốn tiếp tục mua căn hộ dự án Jamona City anh có hai phương án lựa chọn hoặc vay thương mại hoặc thanh toán theo tiến độ 4%/2 tháng (tức khoảng 20 triệu đồng/tháng) như phương thức chủ đầu tư đưa ra. Anh T. cho rằng cả hai cách này vợ chồng anh đều không kham nổi, bởi nếu vay thương mại thì không trả nổi lãi suất theo , còn đóng tiền theo tiến độ như nói trên thì quá áp lực.

Trước tình thế này, anh T. đã đề nghị Sacomreal cho được thanh toán giảm xuống  mức 1% (khoảng 10 triệu đồng)/tháng, nhưng đến nay vẫn chưa nhận được câu trả lời chính thức từ chủ đầu tư.

Chung cảnh ngộ như anh T. là trường hợp của vợ chồng anh Nguyễn Hữu Th. (người mua căn hộ tầng 12A, tháp M1 dự án Jamona City). Vợ anh Th. cho hay, sau khi biết thông tin dừng ký hợp đồng vay mới gói 30.000 tỷ, chị lên trụ sở Sacomreal để hoàn tất hồ sơ thì thấy cả trăm khách hàng chầu chực để ký hợp đồng. Nhiều người mua căn hộ tháp M1 như chị vẫn chưa chắc được vay.

Nhân viên sale hối thúc ký hợp đồng mua bán nhưng vợ anh Th. sợ rủi ro vì thời điểm đó theo chị được biết dự án vẫn chưa được nghiệm thu phần móng. Khi biết nằm ngoài diện vay gói ưu đãi, vợ chồng anh Th. lại nhận được thông báo về cách thức thanh toán chủ đầu tư đưa ra, với mức đóng 20 triệu đồng/tháng.

“Với thu nhập của hai vợ chồng, mức đóng này khá cao. Nếu không được chủ đầu tư hỗ trợ về thanh toán, vợ chồng tôi đành phải lấy lại tiền và tìm dự án khác. Tiếc nhất đó là đã bỏ thời gian theo đuổi hồ sơ thủ tục, giấc mơ có được cũng đành dang dở”, anh Th. .

Theo tìm hiểu của PV, tại dự án Jamona City còn nhiều khách hàng khác không tiếp cận được gói vay ưu đãi dù đã ký hợp đồng mua bán, thậm chí đóng 15% giá trị căn hộ. Những trường hợp này, người mua nhà như đang rơi vào thế “việt vị”, bởi thanh lý thì khó vì có điều khoản ràng buộc, mà tiếp tục mua cũng không dễ vì phá vỡ kế hoạch tài chính.

Một địa ốc có cho rằng, để bán được hàng các nhân viên sale thường hứa miệng với người mua sẽ hỗ trợ vay gói 30.000 tỷ, điều này lại không thể hiện trong hợp đồng. Gói 30.000 tỷ như là mồi nhử và khi xảy ra chuyện thì khách hàng bị bỏ rơi. Nhiều chủ đầu tư còn ràng buộc điều khoản phạt khi khách hàng không tiếp tục đóng tiền theo tiến độ. Về phần người mua, với tâm lý muốn có nhà nên họ đành chấp nhận.

Trao đổi với PV Infonet, một lãnh đạo của Sacomreal cho biết, công ty chưa có chính sách chung hỗ trợ cho khách hàng không vay được gói 30.000 tỷ và cũng tùy từng trường hợp cụ thể. 

Về phương thức thanh toán 1%/tháng mà khách hàng đề xuất sẽ khó áp dụng vì công ty không đủ nguồn tiền, bởi dòng vốn phải đi cùng với tiến độ xây dựng. Với trường hợp khách hàng chưa vay được, công ty vẫn đang chờ Nhà nước có chính sách hỗ trợ mới và chắc chắn đây là chính sách hỗ trợ lâu dài.   

Tags:
3.5 25 5 Nhấn vào đây để đánh giá
Tin liên quan
Tỷ giá

Nhận định

Cơ cấu giá bất động sản: không thể tiếp tục
(Tieudung.vn) Giá bất động sản (BĐS) tại Việt Nam đang ngày càng “vượt xa” khỏi khả năng chi trả...
 
Thị trường nhà ở xã hội: Giao dịch “giảm nhiệt” nhưng giá bán vẫn neo cao
(Tieudung.vn) Trong bối cảnh giá nhà ở xã hội (NƠXH) không ngừng leo thang, thậm chí tiệm cận căn...
 
Loạt dự án lớn của LDG “chuyển mình”
(Tieudung.vn) Các dự án trọng điểm của LDG đã có chuyển biến về pháp lý, tạo tiền đề để...

Dự án – Nhà đẹp

Tập đoàn Bcons tổ chức lễ khởi công dự án Bcons Bình An – Đông Tây
(Tieudung.vn) Sự kiện “Lễ khởi công dự án Bcons Bình An – Đông Tây” là mốc son ghi dấu...
 
Xuất hiện thủ đoạn lừa đảo mua nhà ở xã hội dưới danh nghĩa
(Tieudung.vn) Mới đây, Công an TP Hà Nội đã cảnh báo về hành vi tung tin "suất nội bộ",...
 
Loạt dự án lớn của LDG “chuyển mình”
(Tieudung.vn) Các dự án trọng điểm của LDG đã có chuyển biến về pháp lý, tạo tiền đề để...

Phong thuỷ

Dấu hiệu nhận biết ngôi nhà có phong thủy tốt
(Tieudung.vn) Theo quan niệm của người phương Đông, nhà ở và phong thủy là 2 yếu tố có mối...
 
9 món đồ trong nhà cần được thay mới thường xuyên dù không hỏng
(Tieudung.vn) Mặc dù không trực tiếp đe dọa đến an toàn người dùng, việc sử dụng đồ dùng cũ...
 
Những thứ tuyệt đối không đặt trong phòng ngủ, kẻo ảnh hưởng xấu cho gia chủ
(Tieudung.vn) Theo chuyên gia phong thủy, việc đặt những vật dụng dưới đây trong phòng ngủ sẽ gây ảnh...
Giá nông sản
Nguồn: Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn Xem thêm »

Chuyên trang Tiêu dùng - Báo Kinh tế & Đô thị điện tử, Cơ quan của UBND TP. Hà Nội
Giấy phép số: 27/GP-CBC do Bộ Thông tin & Truyền thông cấp ngày 17/05/2022
Tổng Biên tập: Nguyễn Thành Lợi

() Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Tieudung.kinhtedothi.vn

Share facebook Share google Share twitter Share linkedin Share pinterest
3.28856 sec| 859.594 kb