Thứ 6, 22/11/2024, 09:08 AM
Bạn đọc đăng tin
Hotline: 0918658465

Thị trường bất động sản "mất hồn" vì chính sách

Thị trường bất động sản "mất hồn" vì chính sách
(Tieudung24g.net) - Sự thiếu nhất quán về cơ chế chính sách thời gian vừa qua đã làm xáo động thị trường BĐS vốn rất nhạy cảm trước chính sách.

Gói tín dụng 30.000 tỷ tưởng dừng rồi tiếp tục triển khai. Thông tư 36 của Ngân hàng Nhà nước mới áp dụng chưa đầy 1 năm đã sửa. Sự thiếu nhất quán về cơ chế chính sách thời gian vừa qua đã làm xáo động BĐS vốn rất nhạy cảm trước chính sách.

"Mất vía" vì chính sách tín dụng

Nửa đầu tháng 3/2016, những người được vay vốn từ gói tín dụng ưu đãi 30.000 tỷ để mua nhà "tá hỏa" khi một số ngân hàng ra thông báo, đối với phần vốn được giải ngân sau ngày 1/6/2016, người vay sẽ phải trả lãi suất thương mại thông thường cho các ngân hàng, thay vì được hưởng lãi suất ưu đãi 5%, cố định trong 15 năm như "lầm tưởng" của nhiều người.

Khách hàng khốn khổ vì PetroVietnam Landmark, dự án đã đắp chiếu gần 5 năm qua của PVC Land.
Khách hàng khốn khổ vì PetroVietnam Landmark, đã đắp chiếu gần 5 năm qua của PVC Land.

này ngay lập tức làm xáo động thị trường , vốn đặc biệt "nhạy cảm" với chính sách. Cùng lúc đó, người vay vốn mua nhà, giới đầu tư kinh doanh bất động sản, các doanh nghiệp cũng được một phen "nhấp nhổm" như ngồi trên đống lửa. Bởi sau thời điểm 1/6, lãi suất ưu đãi sẽ không còn, sẽ có không ít trường hợp rơi vào tình trạng khó khăn.

Trao đổi với phóng viên, ông Nguyễn Ngọc Bảo - Giám đốc một doanh nghiệp môi giới bất động sản có trụ sở đóng tại quận 1, TP Hồ Chí Minh cho biết, chỉ tính riêng trong hệ thống sàn giao dịch bất động sản của công ty ông đã có khoảng 600 hồ sơ vay vốn ưu đãi 30.000 tỷ phải gác lại, tương ứng với đó là 600 có nguy cơ bị trả lại cho các chủ đầu tư chủ dự án. Và đây mới chỉ là con số của riêng 01 hệ thống phân phối trên địa bàn TP Hồ Chí Minh khi gói tín dụng ưu đãi 30.000 tỷ "đóng cửa". Nếu tính rộng ra trên phạm vi cả nước, con số này chắc hẳn sẽ cao hơn gấp hàng nghìn lần.

Mặc dù, tại phiên họp thường kỳ tháng 3/2016, Chính phủ đã có Nghị quyết cho tiếp tục triển khai gói tín dụng 30.000 tỷ với lãi suất ưu đãi áp dụng là 5%/năm cho đến khi giải ngân hết. Nhưng, thị trường - người vay mua nhà cũng đã phải một phen "mất vía" trước sự "trở mình" của gói tín dụng ưu đãi này.

Tương tự, cũng trong nửa đầu tháng 3/2016, việc sửa đổi Thông tư 36/2014/TT-NHNN ngày 20/11/2014 của Ngân hàng Nhà nước (dự thảo) cũng đã "tạo sóng” dư luận với những luồng quan điểm trái chiều và tranh luận gay gắt. Trong khi đó, nhiều doanh nghiệp đầu tư, kinh doanh bất động sản đã phải “đứng ngồi không yên”, trước khả năng sẽ bị “đóng van” tín dụng bất ngờ, đẩy các dự án vào cảnh “trùm mền, đắp chiếu”.

Dưới góc nhìn của một chuyên gia, TS Bùi Quang Tín - Giảng viên khoa Quản trị Kinh doanh trường Đại học Ngân hàng TP Hồ Chí Minh cũng cho rằng, việc sửa đổi Thông tư 36 như dự thảo sẽ vô tình gây ra sự chèn ép dòng chảy tín dụng vào thị trường, thu hẹp cơ hội cho sự tăng trưởng trong dài hạn của thị trường trong thời gian tới.

Tuy nhiên, đại diện Ngân hàng Nhà nước cho rằng, đối tượng chịu điều chỉnh của Thông tư 36 là bên bỏ vốn tạo lập, mua bán, cho thuê, kinh doanh BĐS (giới đầu cơ – PV) nhằm kiếm lời, chứ không phải toàn bộ thị trường BĐS. Thực tế, các ngân hàng đã dùng tới 70% vốn ngắn hạn để “đổ vào” lĩnh vực BĐS – có đặc thù cần vốn trung và dài hạn. Sự mất cân đối nguồn vốn này sẽ dẫn tới nguy cơ đổ vỡ ngân hàng là điều cần được cảnh báo, ngăn chặn kịp thời, mà Thông tư 36 là một giải pháp.

Đến nay, những tranh luận xung quanh việc sửa đổi Thông tư 36 vẫn chưa đi đến hồi kết. “Cái án” về việc “siết van tín dụng” vẫn lơ lửng treo trên đầu các doanh nghiệp…

Chính sách BĐS cần bền vững, nhất quán!

Chính sách thiếu nhất quán, là một trong số những lý do khiến thị trường BĐS Việt Nam chưa đủ hấp lực đối với các , đặc biệt là các nhà đầu tư nước ngoài - ông Dương Minh Tiến, Giám đốc Kinh doanh Công ty BĐS Danh Khôi .

Chính sách tín dụng thiếu nhất quán là một phần nguyên nhân đẩy các dự án vào cảnh hoang tàn như thế này.
Chính sách tín dụng thiếu nhất quán là một phần nguyên nhân đẩy các dự án vào cảnh hoang tàn như thế này.

Theo ông Dương Minh Tiến, những chính sách "mở cửa" cho thị trường bất động sản đã được luật hóa, như Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh BĐS, trong đó cho phép người nước ngoài nhập cảnh hợp pháp được mua và sở hữu nhà ở tại các dự án nhà ở thương mại, Việt kiều được mua và sở hữu nhà ở như người trong nước... thời gian qua đã thực sự mở ra cơ hội lớn đối với các nhà đầu tư nước ngoài.

Tuy nhiên, một trong những trở lực khiến thị trường BĐS chưa đủ hấp dẫn đối với các nhà đầu tư nước ngoài lại xuất phát từ sự thiếu nhất quán trong các chính sách về BĐS, sự thiếu minh bạch của thị trường cũng như sự bất bình đẳng giữa nhà đầu tư trong và ngoài nước.

Thời gian qua, đã có một số quỹ đầu tư nước ngoài đổ vốn vào thị trường BĐS Việt Nam. Tuy nhiên, con số này chỉ như những "viên đá dò đường", chưa thực sự tương xứng với tiềm năng của thị trường. Điều này cho thấy, các nhà đầu tư nước ngoài vẫn đang có vẻ quan ngại trước khả năng chính sách bị điều chỉnh.

“Cơn "ba động" của thị trường trong gần một tháng vừa qua liên quan đến gói tín dụng ưu đãi 30.000 tỷ và việc sửa đổi bổ sung Thông tư 36 của Ngân hàng Nhà nước là một ví dụ điển hình”, ông Tiến nhận định, đồng thời cho rằng, các chính sách về thị trường BĐS cần tầm nhìn dài hạn, nhất quán và bền vững chứ không không nên thay đổi một cách chóng vánh.

Đồng quan điểm, ông Đinh Duy Trinh - Giám đốc điều hành Công ty BĐS Bản Việt Land cho biết, mặc dù việc sửa đổi Thông tư 36 mới chỉ là "dự thảo", nhưng hiện tại khách hàng đã có tâm lý dè chừng trong việc mua BĐS. Bằng chứng là, thị trường đã chùng hẳn xuống, thanh khoản chậm, bản thân các DN địa ốc cũng đang rơi vào cảnh "tiến thoái lưỡng nan" khi quyết định đầu tư các dự án mới.

Vì vậy, theo ông Đinh Duy Trinh, thị trường diễn biến ra sao sẽ phụ thuộc rất nhiều vào chính sách tín dụng, mà ở đây, cụ thể là việc sửa đổi Thông tư 36. Theo đó, nếu ngân hàng siết tín dụng BĐS vào thời điểm này sẽ vô tình làm tăng lại lượng hàng hóa tồn kho, tăng dự án dở dang, tạo thêm khó khăn cho các DN đầu tư, kinh doanh BĐS.

Tags:
4.1 13 5 Nhấn vào đây để đánh giá
Tin liên quan
Tỷ giá

Nhận định

Minh bạch để thị trường bất động sản hết cảnh đầu cơ
(Tieudung.vn) Thời gian gần đây, thị trường bất động sản (BĐS) xuất hiện nhiều bất cập, đó là việc...
 
Một cơ chế đúng đắn và tác động tích cực đến thị trường bất động sản
(Tieudung.vn) Việc Quốc hội chấp thuận thí điểm Nghị quyết cho nhà đầu tư thỏa thuận nhận quyền sử...
 
Chính thức khai trương Phu Long Pavilion và nhà mẫu Essensia Sky
(Tieudung.vn) Ngày 16/11 vừa qua, Công ty Phú Long chính thức khai trương Phu Long Pavilion nhằm mang đến...

Dự án – Nhà đẹp

Van Phuc City mở ra cơ hội sở hữu những căn biệt thự, nhà phố “cuối cùng”
(Tieudung.vn) Van Phuc City Khu đô thị ven sông tầm cỡ bậc nhất tại TP Hồ Chí Minh...
 
6 ngân hàng sẽ hỗ trợ khách vay mua nhà tại CaraWorld
(Tieudung.vn) Sáng nay (ngày 20/11) tại Trung tâm hội nghị sự kiện Gem Center (TP Hồ Chí Minh) đã...
 
Chính thức khai trương Phu Long Pavilion và nhà mẫu Essensia Sky
(Tieudung.vn) Ngày 16/11 vừa qua, Công ty Phú Long chính thức khai trương Phu Long Pavilion nhằm mang đến...

Phong thuỷ

Những thứ không nên đặt trong phòng khách để tránh phạm phong thủy
(Tieudung.vn) Theo các chuyên gia phong thủy, phòng khách là không gian chính của ngôi nhà và là một...
 
Những việc nên làm trong tháng 7 âm lịch giúp bình an, rước lộc, phúc khí vào nhà
(Tieudung.vn) Trong tháng 7 âm lịch, cần làm ngay những điều dưới đây để gia tăng dương khí cho...
 
Cách tính toán và lựa chọn tháng làm nhà theo tuổi đại cát, đại lợi
(Tieudung.vn) Chọn được ngày lành tháng tốt để làm nhà sẽ giúp cho quá trình xây dựng nhà ở...
Giá nông sản
Nguồn: Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn Xem thêm »

Chuyên trang Tiêu dùng - Báo Kinh tế & Đô thị điện tử, Cơ quan của UBND TP. Hà Nội
Giấy phép số: 27/GP-CBC do Bộ Thông tin & Truyền thông cấp ngày 17/05/2022
Tổng Biên tập: Nguyễn Thành Lợi

() Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Tieudung.kinhtedothi.vn

Share facebook Share google Share twitter Share linkedin Share pinterest
1.59360 sec| 874.578 kb