Trong danh sách 42 ngân hàng này, có 4 ngân hàng thương mại cổ phần Nhà nước đang kiểm soát vốn, gồm: Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (Agribank), Công Thương Việt Nam (VietinBank), Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank), Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV). Còn lại là khối ngân hàng cổ phần tư nhân có Ngân hàng Sài Gòn-Hà Nội (SHB), Ngân hàng Bưu điện Liên Việt (LienvietPostBank), Ngân hàng Á Châu (ACB)…
42 ngân hàng được tham gia bảo lãnh giao dịch bất động sản hình thành trong tương lai. |
Trước đó, Ngân hàng Nhà nước đã ban hành Thông tư 13/2017 sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 07/2015 ngày 25/6/2015 quy định về bảo lãnh ngân hàng.
Bảo lãnh nhà ở hình thành trong tương lai là bảo lãnh ngân hàng, theo đó ngân hàng thương mại cam kết với bên mua, bên thuê mua (gọi tắt bên mua) về việc sẽ thực hiện nghĩa vụ tài chính thay cho chủ đầu tư. Khi đến thời hạn giao, nhận nhà ở đã cam kết nhưng chủ đầu tư không bàn giao nhà ở cho bên mua mà không hoàn lại hoặc hoàn lại không đầy đủ số tiền đã nhận ứng trước và các khoản tiền khác theo hợp đồng mua, thuê mua nhà ở đã ký kết cho bên mua; chủ đầu tư phải nhận nợ và hoàn trả cho ngân hàng thương mại. |
Theo đó, các ngân hàng được phép bảo lãnh nhà ở hình thành trong tương lai phải đáp ứng 2 tiêu chí: Trong giấy phép thành lập và hoạt động hoặc tại văn bản sửa đổi, bổ sung giấy phép thành lập và hoạt động có quy định nội dung hoạt động bảo lãnh ngân hàng; không bị cấm thực hiện bảo lãnh nhà ở hình thành trong tương lai trong giai đoạn bị kiểm soát đặc biệt.
Cũng theo Thông tư 13, kể từ ngày 15/11/2017, các ngân hàng thương mại phải phát hành cam kết bảo lãnh nhà ở hình thành trong tương lai cho từng bên mua trong vòng 10 ngày làm việc kể từ ngày ký hợp đồng mua nhà.
Việc Ngân hàng Nhà nước vừa công bố danh sách 42 ngân hàng đủ năng lực thực hiện bảo lãnh nhà ở hình thành trong tương lai là hành động hạn chế “hậu quả” do các ngân hàng yếu kém gây ra. Đồng thời, Ngân hàng Nhà nước cũng mở “cơ hội” cho các chủ dự án Bất động sản có thêm dòng tiền, mà không cần chuyển nhượng dự án theo kiểu “bán lúa non”.
Danh sách 42 ngân hàng thương mại đủ năng lực nêu trên gồm:
1.Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam
2.Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam
3.Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam
4.Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam
5.Ngân hàng TMCP An Bình
6.Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt
7.Ngân hàng TMCP Á Châu
8.Ngân hàng TMCP Xăng dầu Petrolimex
9.Ngân hàng TMCP Đại chúng Việt Nam
10.Ngân hàng TMCP Sài Gòn
11.Ngân hàng TMCP Tiên Phong
12.Ngân hàng TMCP Việt Á
13.Ngân hàng TMCP Việt Nam Thương Tín
14.Ngân hàng TMCP Bảo Việt
15.Ngân hàng TMCP Bản Việt
16.Ngân hàng TMCP Quân đội
17.Ngân hàng TMCP Phát triển TPHCM
18.Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh vượng
19.Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam
20.Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam
21.Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam
22.Ngân hàng TMCP Sài gòn Công thương
23.Ngân hàng TMCP MTV ANZ Việt Nam
24.Ngân hàng TMCP MTV Hong Leong Việt Nam
25.Ngân hàng TMCP MTV HSBC Việt Nam
26.Ngân hàng TMCP MTV Shinhan Việt Nam
27.Ngân hàng TMCP MTV Standard Chartered Việt Nam
28.Ngân hàng TMCP MTV Woori Việt Nam
29.Ngân hàng TMCP MTV CIMB Việt Nam
30.Ngân hàng TMCP MTV UOB Việt Nam
31.Ngân hàng TMCP MTV Public Việt Nam
32.Ngân hàng TMCP Indovina
33.Ngân hàng liên doanh Việt – Nga.
34.Ngân hàng TMCP Đông Nam Á
35.Ngân hàng TMCP Quốc Dân
36.Ngân hàng TMCP Bắc Á
37.Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội
38.Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương tín
39.Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam
40.Ngân hàng TMCP Phương Đông
41.Ngân hàng TMCP Nam Á
42.Ngân hàng TMCP Kiên Long