Thứ 2, 21/07/2025, 13:46 PM
Bạn đọc đăng tin
Hotline: 0918658465

­Ứng dụng công nghệ để ngăn chặn hàng giả, hàng nhái

­Ứng dụng công nghệ để ngăn chặn hàng giả, hàng nhái
(Tieudung.vn) - Trước tình trạng hàng giả, hàng nhái tràn lan, truy xuất nguồn gốc trở thành công cụ bảo vệ người tiêu dùng, giữ uy tín cho DN và tăng cường hiệu lực quản lý Nhà nước. Giải pháp là sớm xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về nguồn gốc và chất lượng sản phẩm, hàng hóa.

đồng hành cùng người

Trước đây, vốn chỉ biết đặt niềm tin vào bao bì, dòng chữ "chính hãng" hay lời giới thiệu của một người bán hàng, DN… Nhưng bây giờ những yếu tố này đã không còn là điểm tựa. Thói quen quét mã sản phẩm đang được người tiêu dùng sử dụng phổ biến hơn.

­Ứng dụng công nghệ để ngăn chặn hàng giả, hàng nhái

Quét mã QR trên mã sản phẩm. Ảnh: Việt Dũng

Chị Bích Ngọc (45 tuổi, nội trợ) cho hay, hàng tuần, chị đều ra siêu thị hay các trung tâm thương mại mua sắm. Tuy nhiên, thay vì chỉ đọc một số thông tin cơ bản của sản phẩm như giá tiền, ngày sản xuất, hạn dùng thì chị Bích Ngọc lại sử dụng thông minh (smartphone) quét mã QR được in trên vỏ hộp để đọc tất cả thông tin về sản phẩm này. Như: hạn sử dụng, nơi sản xuất, kiểm định... đến cả việc đóng gói, vận chuyển…

Tuy nhiên, tại khu vực bán rau củ quả tại một cửa hàng tiện lợi trên phố Minh Khai, chị Thu Hằng một khách hàng cho biết: “Vào đến đây mua đồ tôi để ý kỹ tại quầy rau củ thì loại có nhãn mã, loại lại không có. Đa phần là hàng nhập khẩu, hàng khô thì có mã đầy đủ dễ truy xuất. Khi hỏi nhân viên bán hàng về nguồn gốc của rau củ quả, thì các bạn bảo được nhập ở nguồn uy tín nên khách hàng yên tâm”.

Theo một quản lý bán hàng của siêu thị FuJiMart Lê Duẩn, thời gian gần đây đã có thêm nhiều DN quan tâm đến việc tạo QR code cho sản phẩm của mình, phổ biến nhất là ở các sản phẩm như gạo, sữa hộp, đồ hộp, tươi sống (rau, trái cây)... Hàng hóa có dán QR code thường nhận được sự quan tâm, chọn mua của nhiều người tiêu dùng hơn.

Cũng từ nhu cầu thực tế này, vài năm trở lại đây giải pháp về truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa đã được rất nhiều DN, nhà sản xuất quan tâm và đưa vào sử dụng. Thông qua giải pháp này họ có thể cung cấp đến người tiêu dùng những sản phẩm có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng, chất lượng cao tránh được hiện tượng , kém chất lượng.

Áp dụng hệ thống truy xuất nguồn gốc số

Mã QR truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa là dạng mã vạch 2 chiều. Dù mới được các DN sản xuất thực phẩm, hàng hóa sử dụng vài năm gần đây nhưng mã QR ngày càng phổ biến và đang dần thay thế cho mã vạch truyền thống nhờ khả năng chuyển đổi thông tin từ nội dung, đường dẫn thành hình ảnh giúp tiện lợi cho người dùng kiểm tra thông tin tại các siêu thị, địa điểm bán hàng vật lý.

Một DN có cơ sở sản xuất tại Gia Lâm, Hà Nội : “việc gắn mã QR truy xuất nguồn gốc sản phẩm đã trở thành kênh cung cấp thông tin 2 chiều giữa nhà sản xuất và người tiêu dùng. Qua đó thể hiện trách nhiệm của DN trong việc sản xuất, kinh doanh thực phẩm an toàn, hàng hóa chất lượng. Ngoài ra, việc thực hiện truy xuất nguồn gốc càng có vai trò quan trọng. Đối với XK hàng hóa, nếu không đáp ứng được yêu cầu về truy xuất nguồn gốc sẽ mất đi lợi thế cạnh tranh”.

Chị Nguyễn Thanh, Giám đốc Công ty CP Ban Mê Green Farm chia sẻ, 2 năm sau khi thành lập công ty, chị đã quan tâm và tiến hành đăng ký QR code, mã vạch trên bao bì đối với các sản phẩm cà chua, dưa leo... Qua đó, khi sản phẩm được cung ứng ra , người tiêu dùng dễ dàng có thông tin, truy được nguồn gốc, yên tâm khi mua và sử dụng. Đồng thời, cũng hỗ trợ khách hàng tìm mua đúng sản phẩm do công ty làm ra.

Theo ông Trần Bá Dương - chuyên gia Đổi mới sáng tạo quốc gia, cố vấn cấp cao Tech Fesst, những năm qua, Việt Nam đã có nhiều giải pháp về chống hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng bằng tem chống hàng giả, mã vạch, mã QR… Tuy nhiên, vấn nạn hàng giả ngày càng tinh vi hơn, có tính chất hệ thống và quy mô rất lớn.

Việc truy xuất đã được thực hiện tại nhiều nơi, nhưng chưa thể hiện được chuỗi cung ứng. “Tình trạng làm giả hiện nay không chỉ là sao chép mẫu mã, mà còn giả mạo cả thông tin, dữ liệu và mã truy xuất. Những phương pháp truyền thống (tem nhãn, mã vạch đơn thuần) không còn đủ sức để đối phó với thủ đoạn tinh vi, đang bộc lộ nhiều bất cập, dễ bị làm giả, làm lại, thậm chí bị giả mạo cả mã QR. Vì vậy, cần những giải pháp có tính đột phá thực sự, dựa trên tích hợp công nghệ thông minh và liên kết chuỗi dữ liệu số hóa. Việc tạo mã QR phải được cơ quan chức năng kiểm soát và kiểm tra định kỳ”- ông Trần Bá Dương đánh giá.

Hoàn thiện pháp luật, xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia

Tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc sơ kết 6 tháng và tổng kết đợt cao điểm chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, Thứ trưởng Bộ Công an Nguyễn Văn Long cho biết đợt cao điểm, lực lượng công an tập trung triệt phá các đường dây sản xuất, buôn bán thực phẩm giả quy mô lớn, điển hình là các sản phẩm như sữa, thực phẩm chức năng. Nổi bật là hai hệ sinh thái DN vi phạm lớn: Z Holding và Big Holding. Z Holding bị xác định đã bán gần 7.000 tỷ đồng hàng giả; Big Holding khoảng 4.000 tỷ đồng. “Để qua mặt cơ quan chức năng, các đối tượng đã làm giả phiếu kết quả kiểm nghiệm hoặc thông đồng với các đơn vị kiểm nghiệm cung cấp các kết quả khống, câu kết móc nối với các cơ quan Nhà nước để tạo điều kiện cấp giấy chứng nhận đạt chuẩn GMP cho các nhà máy sản xuất”.

Theo các chuyên gia, yếu tố quan trọng để ngăn chặn hàng giả, đó là sớm đầu tư nâng cấp hạ tầng công nghệ Cổng thông tin truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa quốc gia. Hiện cổng này vẫn bị gián đoạn khi lượng truy cập tăng và chưa thể dùng chung dữ liệu giữa các bộ, ngành, địa phương. DN cần phải kê khai các thông tin về chuỗi cung ứng (nguyên liệu, quy trình sản xuất, lô hàng…) lên hệ thống này để các bên giám sát, và quy trách nhiệm khi có sự cố xảy ra. Khi đã kê khai trên cổng, DN sẽ tự chịu trách nhiệm trước pháp luật, buộc phải thực hiện theo thông tin đã công bố. Với người dân, họ có thể truy cập vào cổng để kiểm tra nguồn gốc, quy trình, chất lượng của sản phẩm đang lưu hành ở trong cả nước. Lấy thí dụ, trong vụ sản xuất, tiêu thụ sữa giả vừa qua, các đối tượng công bố sản phẩm chủ yếu ở một địa phương và tiêu thụ ở một địa phương khác, trong khi dữ liệu không chia sẻ, do đó, nếu thông tin được đưa lên Cổng thì cơ quan quản lý tại địa phương có sản phẩm tiêu thụ sẽ có được các thông tin để truy xuất, quản lý.

Một trong những nhiệm vụ Thủ tướng giao cho Bộ Công an trong khuôn khổ Đề án 06 là phối hợp xây dựng nền tảng dữ liệu về xuất xứ hàng hóa. “Hiện Bộ Công an cùng Bộ Công Thương, VNPT xây dựng hệ thống này, dự kiến đưa vào vận hành thử nghiệm cuối năm nay" - Thứ trưởng Bộ Công an Nguyễn Văn Long nói. Trước mắt, hệ thống áp dụng với một số nhóm hàng hóa. Sau khi đi vào hoạt động, nền tảng sẽ giúp người dân truy xuất nguồn gốc sản phẩm, góp phần ngăn chặn gian lận thương mại, hàng giả, hàng nhập lậu, đồng thời cung cấp dữ liệu phục vụ hoạch định chính sách.

Bộ đã đề xuất giải pháp sớm xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về nguồn gốc và chất lượng sản phẩm, hàng hóa. Hệ thống này sẽ tạo thuận lợi lớn cho cơ quan nhà nước trong việc thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm; đồng thời trách nhiệm của các cơ sở sản xuất và người dân trong việc bảo đảm chất lượng hàng hóa cũng sẽ được làm rõ, giúp việc truy xuất thông tin trở nên dễ dàng hơn.

Thứ trưởng Bộ KH&CN Bùi Hoàng Phương

 

Tags:
4.4 13 5 Nhấn vào đây để đánh giá
Tin liên quan

Chuyên trang Tiêu dùng - Báo Kinh tế & Đô thị điện tử, Cơ quan của UBND TP. Hà Nội
Giấy phép số: 27/GP-CBC do Bộ Thông tin & Truyền thông cấp ngày 17/05/2022
Tổng Biên tập: Nguyễn Thành Lợi

() Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Tieudung.kinhtedothi.vn

Share facebook Share google Share twitter Share linkedin Share pinterest
1.53039 sec| 815.922 kb