Giá nông sản ngày 19/5: Cà phê quay đầu giảm
Cụ thể, tại huyện Di Linh (Lâm Đồng) giá cà phê được thu mua với mức 40.600 đồng/kg. Tại Bảo Lộc (Lâm Đồng), Lâm Hà (Lâm Đồng) giá cà phê ở mức 40.500 đồng/kg.
Tại huyện Cư M'gar (ĐắkLắk) giá cà phê hôm nay ở mức 41.200 đồng/kg. Tại huyện Ea H'leo (ĐắkLắk), Buôn Hồ (ĐắkLắk) giá cà phê hôm nay được thu mua với mức 41.100 đồng/kg.
Tại Pleiku (Gia Lai), La Grai (Gia Lai), giá cà phê hôm nay đang ở mức 41.100 đồng/kg. Còn tại huyện Chư Prông (Gia Lai) được thu mua với mức thấp hơn 41.000 đồng/kg.
Tại Gia Nghĩa và Đắk R'lấp (Đắk Nông), giá cà phê được thu mua với mức tương ứng 41.100 đồng/kg, 41.000 đồng/kg.
Tại tỉnh Kon Tum giá cà phê hôm nay được thu mua với mức 41.100 đồng/kg.
Như vậy, giá cà phê hôm nay đang dao động trong khoảng từ 40.500 - 41.200 đồng/kg.
Ảnh minh họa. Ảnh: Đinh Giang
Trên thị trường thế giới, giá cà phê quay đầu đi xuống. Theo đó, giá cà phê trực tuyến robusta tại London giao tháng 7/2022 được ghi nhận tại mức 2.063 USD/tấn sau khi giảm 1,95% (tương đương 41 USD). Giá cà phê arabica giao tháng 7/2022 tại New York đạt mức 217,6 US cent/pound, giảm 4,23% (tương đương 9,6 US cent).
Xu hướng giảm trong ngắn hạn cũng được dự báo từ trước. Áp lực từ vụ mùa mới của Brazil và đồng Real suy yếu trở lại đã khuyến khích người trồng Brazil đẩy mạnh bán ra.
Trong khi đó, căng thẳng địa chính trị kéo dài, lạm phát ở mức cao, kinh tế suy thoái cùng với chính sách “Zezo Covid” của Trung Quốc khiến chuỗi cung ứng toàn cầu trì trệ, khiến các nhà đầu tư lo ngại rủi ro tăng cao. Dù đang có thông tin Trung Quốc sẽ nới lỏng dần việc phong tỏa Thượng Hải đã tác động tích cực lên hầu hết các thị trường hàng hóa nguyên liệu nói chung. Tuy nhiên “rủi ro tăng trưởng toàn cầu có thể ảnh hưởng đến hàng hóa”, khi tình hình xung đột địa chính trị ở Đông Âu vẫn còn kéo dài và ảnh hưởng của nó không chỉ riêng cho NATO và nước Nga.
Các sàn kinh doanh tài chính biến động rất mạnh. Hãy nghe Chủ tịch Cục Dự trữ tiền tệ (Fed) Powell một lần nữa để thấy tâm lý thị trường dao động là điều dễ hiểu, khi lạm phát tại Mỹ ở mức cao 40 năm. Cho nên, công cụ để khống chế lạm phát của Fed chỉ tập trung vào “nhu cầu”, còn “cung” là một phần của câu chuyện dài”. “Nhu cầu” có thể hiểu khi nào thấy cần là tăng mạnh lãi suất, còn “nguồn cung” thì hãy chờ đã.
Ngoài ra, biến động trên sàn cà phê và nhiều sàn tài chính khác đâu chỉ do yếu tố lạm phát. Nó còn do chiến tranh tại Ukraine, phong tỏa các thành phố tại Trung Quốc theo chính sách zero-Covid. Chính vì vậy, các nhà kinh doanh tài chính thấy không có gì đảm bảo để “hạ cánh mềm” tức tăng lãi suất theo kiểu “nương tay” vì sợ nền kinh tế suy thoái.
Giá nông sản ngày 19/5: Tiêu cao nhất 76.500 đồng/kg
Cụ thể, tại tỉnh Đắk Lắk - Đắk Nông giá tiêu hôm nay ở mức 74.500 đồng/kg.
Tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu giá tiêu hôm nay ở mức cao nhất toàn miền 76.500 đồng/kg.
Tại tỉnh Bình Phước giá tiêu hôm nay được thu mua với mức 75.000 đồng/kg.
Còn tại tỉnh Đồng Nai, Gia Lai giá tiêu hôm nay ở mức 73.000 đồng/kg.
Như vậy, giá hồ tiêu toàn miền hôm nay dao động trong khoảng từ 73.000 - 76.500 đồng/kg.
Theo báo cáo dữ liệu sơ bộ của Tổng Cục Hải Quan Việt Nam, xuất khẩu hồ tiêu trong tháng 4/2022 đạt 24.630 tấn tiêu các loại, tăng 903 tấn, tức tăng 3,81 % so với tháng trước nhưng lại giảm 7.602 tấn, tức giảm 23,59% so với cùng kỳ năm trước.
Giá trị kim ngạch xuất khẩu trong tháng đạt 114,02 triệu USD, tăng 23,39 triệu USD, tức tăng 2,09 % so với tháng trước và tăng 8,80 triệu USD, tức tăng 8,37 % so với cùng kỳ năm trước.
Lũy kế khối lượng xuất khẩu hạt tiêu 4 tháng đầu năm 2022 đạt tổng cộng 77.810 tấn tiêu các loại, giảm 15.747 tấn, tức giảm 16,83 % so với khối lượng xuất khẩu 4 tháng đầu năm 2021.
Về giá trị kim ngạch xuất khẩu43 tháng đầu năm 2022 đạt tổng cộng 362,73 triệu USD, tăng 78,43 triệu USD, tức tăng 27,59 % so với cùng kỳ.
Giá tiêu xuất khẩu bình quân trong tháng 4/2022 đạt 4.629 USD/tấn, giảm 1,66 % so với giá xuất khẩu bình quân của tháng 3/2022.
Xuất khẩu hồ tiêu những tháng vừa qua có phần sụt giảm do lạm phát toàn cầu gia tăng vượt mức, trong khi cuộc chiến ở Đông Âu bùng nổ và Trung Quốc thắt chặt các cửa khẩu biên giới ở phía Bắc vì dịch bênh covid lây lan đã làm xuất khẩu hồ tiêu sang thị trường tiêu thụ lớn này cũng bị đình trệ. Kỳ vọng các hoạt động xuất nhập khẩu sẽ sớm bình thường trở lại để Việt Nam tiếp tục giữ được vị thế của nhà sản xuất và xuất khẩu hồ tiêu hàng đầu thế giới.