Giá nông sản ngày 17/5: Cà phê tăng mạnh
Cụ thể, tại huyện Di Linh (Lâm Đồng) giá cà phê được thu mua với mức 41.100 đồng/kg. Tại Bảo Lộc (Lâm Đồng), Lâm Hà (Lâm Đồng) giá cà phê ở mức 41.000 đồng/kg.
Tại huyện Cư M'gar (ĐắkLắk) giá cà phê hôm nay ở mức 41.700 đồng/kg. Tại huyện Ea H'leo (ĐắkLắk), Buôn Hồ (ĐắkLắk) giá cà phê hôm nay được thu mua với mức 41.600 đồng/kg.
Tại Pleiku (Gia Lai), La Grai (Gia Lai), giá cà phê hôm nay đang ở mức 41.600 đồng/kg. Còn tại huyện Chư Prông (Gia Lai) được thu mua với mức thấp hơn 41.500 đồng/kg.
Tại Gia Nghĩa và Đắk R'lấp (Đắk Nông), giá cà phê được thu mua với mức tương ứng 41.600 đồng/kg, 41.500 đồng/kg.
Tại tỉnh Kon Tum giá cà phê hôm nay được thu mua với mức 41.600 đồng/kg.
Như vậy, giá cà phê hôm nay đang dao động trong khoảng từ 41.000 - 41.700 đồng/kg.
Ảnh minh họa. Ảnh: Kim Thành
Trên thị trường thế giới, giá cà phê tăng mạnh trở lại. Theo đó, giá cà phê trực tuyến robusta tại London giao tháng 7/2022 được ghi nhận tại mức 2.087 USD/tấn sau khi tăng 2,3% (tương đương 47 USD). Giá cà phê arabica giao tháng 7/2022 tại New York đạt mức 224,8 US cent/pound, tăng 5,1% (tương đương 10,9 US cent).
Theo số liệu của Tổ chức Cà phê Quốc tế (ICO), nhu cầu tiêu thụ cà phê bình quân của Thụy Sĩ khoảng 9 kg/người/năm, cao hơn mức trung bình 3,3 kg/người/năm của Anh và gấp đôi mức tiêu thụ 4,5 kg/người/năm ở Mỹ.
Do đó, Thụy Sĩ được coi là thị trường xuất khẩu cà phê tiềm năng lớn đối với các nước sản xuất. Theo số liệu thống kê từ Trung tâm Thương mại quốc tế (ITC), trong hai tháng đầu năm 2022, Thụy Sĩ nhập khẩu cà phê đạt 34,28 nghìn tấn, trị giá 175,51 triệu USD, giảm 2,4% về lượng, nhưng tăng 14,4% về trị giá so với cùng kỳ năm 2021.
Giá nhập khẩu bình quân cà phê của Thụy Sĩ trong thời gian này đạt mức 5.120 USD/tấn, tăng 17,1% so với cùng kỳ năm 2021. Trong đó, giá nhập khẩu bình quân cà phê của Thụy Sĩ từ hầu hết các nguồn cung lớn tăng, với mức tăng cao nhất là 34,9% từ Brazil và mức tăng thấp nhất 11,6% từ Costa Rica.
Thụy Sĩ giảm nhập khẩu cà phê từ các nguồn cung lớn Colombia, Ấn Độ, Costa Rica, nhưng tăng từ Brazil, Việt Nam. Số liệu thống kê từ ITC cho thấy, hai tháng đầu năm 2022, Thụy Sĩ nhập khẩu cà phê từ Việt Nam đạt 2,9 nghìn tấn, trị giá 6,02 triệu USD, tăng 11,1% về lượng và tăng 34,1% về trị giá so với cùng kỳ năm 2021.
Thị phần cà phê của Việt Nam trong tổng lượng nhập khẩu của Thụy Sĩ tăng từ 7,46% trong hai tháng đầu năm 2021 lên 8,48% trong hai tháng đầu năm 2022.
Giá nông sản ngày 17/5: Tiêu tăng 500 đồng/kg
Cụ thể, tại tỉnh Đắk Lắk - Đắk Nông giá tiêu hôm nay đồng loạt tăng 500 đồng/kg lên 74.500 đồng/kg.
Tương tự, tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu giá tiêu hôm nay cũng tăng 500 đồng/kg lên mức 76.500 dồng/kg.
Các địa phương còn lại không thay đổi. Tại tỉnh Bình Phước giá tiêu hôm nay được thu mua với mức 75.000 đồng/kg.
Còn tại tỉnh Đồng Nai, Gia Lai giá tiêu hôm nay ở mức 73.000 đồng/kg.
Như vậy, giá hồ tiêu toàn miền hôm nay dao động trong khoảng từ 73.000 - 76.500 đồng/kg.
Bà Hoàng Thị Liên, Chủ tịch Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam (VPA) chia sẻ, doanh nghiệp sản xuất gia vị Việt nói chung và hồ tiêu nói riêng đang gặp khó khăn nhất định khi xuất khẩu vào thị trường Liên minh châu Âu (EU).
Theo bà, tiêu chuẩn mà các thị trường yêu cầu đều là đảm bảo các quy định về kiểm soát chất lượng ngày càng ngặt nghèo. Trong đó, khó khăn lớn nhất hiện nay là các tiêu chí về dư lượng, với sản phẩm gia vị là dư lượng thuốc bảo vệ thực vật và phân bón. Hai vấn đề này, thị trường EU đặt tiêu chí rất cao và mở rộng ngày càng nhiều, mức độ cũng ngày càng chặt chẽ hơn.
Trong khi đó, vấn đề dư lượng nêu trên bị ảnh hưởng nhiều từ quá trình trồng, thậm chí cả trước khi trồng tại các vùng sản xuất, làm ảnh hưởng tới ngay nguyên liệu đầu vào.
Quá trình trồng còn bị tác động bởi nhiều yếu tố, đặc biệt là do bà con nông dân khi canh tác chưa cập nhật những đáp ứng của thị trường bên mua, liên kết sản xuất chưa đủ mạnh để doanh nghiệp đồng hành hỗ trợ nông dân 100% trong quá trình canh tác.
Về thị trường gia vị Việt xuất khẩu nói chung, dù đã có một số doanh nghiệp xuất khẩu xây dựng được thương hiệu riêng nhưng nhận thức về thương hiệu của thị trường EU đối với các mặt hàng gia vị tiêu chuẩn còn thiếu. Trong khi đó, các doanh nghiệp thiếu các thủ tục phù hợp để tăng năng lực ngành và bán hàng hóa tại EU tạo ra công suất toàn ngành mạnh mẽ.