Thứ 4, 18/09/2024, 18:31 PM
Bạn đọc đăng tin
Hotline: 0918658465

Đừng mua xe ô tô trước tết bởi giá xe trong nước sẽ giảm mạnh từ giữa năm 2018?

Đừng mua xe ô tô trước tết bởi giá xe trong nước sẽ giảm mạnh từ giữa năm 2018?
(Tieudung.vn) - Đừng vội mua xe ô tô trước tết bởi giá xe trong nước sẽ giảm mạnh từ giữa năm 2018 đây là điều quá nhiều người đang quan tâm.

Nhiều người cho rằng, năm 2018 sẽ có rất nhiều cơ hội để giá xe giảm bởi họ tin vào các con số định lượng như: Thuế nhập xe từ ASEAN trong đó chủ yếu là Thái Lan, Indonesia về 0%, thuế TTĐB đối với xe dưới dung tích 2.0L sẽ giảm từ 45% xuống 40% (từ 1/1/2018), xe dung tích dưới 1.5L trở xuống sẽ chỉ còn bị 35%. Ngoài ra, năm 2017, Bộ Công Thương, Bộ Tài chính cũng lần lượt đệ trình Thủ tướng, Chính phủ và đề xuất các bộ, ngành phương án giảm thuế tiêu thụ đặc biệt, ưu đãi hàng loạt về thuế nhập khẩu, thuế TTĐB với xe trong nước…

Tất cả tín hiệu vui đều diễn ra trong cùng một thời gian, cùng thông điệp: Cởi trói cơ chế thuế, phí và mở cửa đối với tại Việt Nam. Điều này khiến người tin vào một năm 2018 với giá xe giảm mạnh, về giá trị thực.

Giá xe ngoại sẽ giảm từ giữa năm 2018?

Phát biểu tại hội nghị tổng kết Bộ Công Thương mới đây, ông Lê Ngọc Đức, Tổng giám đốc Công ty Hyundai Thành Công, cho rằng, sớm muộn xe nhập khẩu giá rẻ cũng sẽ tràn vào Việt Nam. Theo tính toán, với thuế suất thế nhập khẩu ô tô từ khu vực ASEAN giảm xuống còn 0%, thì xe nhập khẩu nguyên chiếc về Việt Nam có thể giảm từ 23-25% giá bán lẻ so với hiện nay.

Ông Đức cho biết, quy định tại Nghị định 116 về các giấy tờ thủ tục liên quan như giấy phép kinh doanh nhập khẩu ô tô, giấy chứng nhận chất lượng kiểu loại ô tô, phiếu xuất xưởng, hay các tài liệu đánh giá chất lượng nhà xưởng,... đều là các giải pháp ngắn hạn.

Khi các quy trình phối hợp giữa nhà nhập khẩu và hãng xe nước ngoài được thống nhất, sẽ không có nhiều khó khăn để đưa ô tô về Việt Nam. Từ đó, xu hướng nhập khẩu xe nguyên chiếc về Việt Nam sẽ tiếp tục tăng cao, ông Đức nhận định.

Nhiều DN cũng đồng tình với nhận định này. Trong lễ giới thiệu thương hiệu ô tô BMW và MiNi mới đây tại Việt Nam, ông Paul de Courtois, Giám đốc điều hành tập đoàn BMW châu Á, cho biết, thời gian tới sẽ đáp ứng yêu cầu của Nghị định 116 về giấy chứng nhận chất lượng kiểu loại cho các mẫu ô tô BMW và MiNi nhập khẩu.

Liệu có hy vọng?

Với mức rẻ hơn từ 23-25% so với hiện nay thì một chiếc xe nhập có giá bán lẻ 1 tỷ đồng sẽ giảm hơn 200 triệu đồng. Cộng với thị hiếu người Việt vốn ưa chuộng sản phẩm có nguồn gốc nhập ngoại thì xe nhập sẽ rất có lợi thế.

Hiện tại, xe nhập giá rẻ chưa về Việt Nam, cho dù thuế nhập khẩu từ ASEAN đã giảm về 0%, là do vẫn còn vướng giấy chứng nhận chất lượng kiểu loại, chưa xin được từ các cơ quan có thẩm quyền tại nước xuất khẩu.

Đến thời điểm này, thông tư hướng dẫn Nghị định 116 vẫn chưa được ban hành. Điều các DN quan tâm nhất chính là những hướng dẫn cụ thể về giấy chứng nhận chất lượng kiểu loại ô tô nhập, quy định tại thông tư này. Khi có hướng dẫn cụ thể các nhà nhập khẩu sẽ tiến hành xin cấp từ các cơ quan có thẩm quền tại nước xuất khẩu xe.

Tuy nhiên, xe nhập giá rẻ có tràn vào Việt Nam hay không còn tùy thuộc vào những yếu tố khác. Bộ Công Thương, trong phương hướng nhiệm vụ năm 2018, nêu rõ, sẽ có một số biện pháp để kiểm soát chặt lượng và hỗ trợ cho sản xuất trong nước.

Biện pháp kiểm soát xe nhập khẩu được đề cập là tăng cường quản lý chặt chẽ giá trị tính thuế, xuất xứ xe ô tô nguyên chiếc nhập khẩu và chống gian lận thương mại. Tức là, chỉ những mẫu xe thực sự đạt tỷ lệ nội địa hóa nội khối 40% mới được hưởng ưu đãi thuế 0%. Bên cạnh đó, giá tính thuế nhập khẩu với nhiều mẫu xe có thể sẽ được điều chỉnh tăng, cùng các biện pháp chống gian lận như khai báo sai giá, khai báo giá nhập thấp hơn thực tế,...

Mô tả ảnh
 

Lâu dài hơn là Bộ Công Thương sẽ xây dựng các hàng rào kỹ thuật để quản lý chất lượng đối với xe ô tô nguyên chiếc nhập khẩu. Mới đây, Bộ KH-CN cùng với Bộ GTVT vừa có Chính phủ về việc xây dựng hàng rào tiêu chuẩn đối với ô tô tại Việt Nam, dự kiến tổng cộng có 300 tiêu chuẩn, quy chuẩn. Đây là những hàng rào kỹ thuật dành cho ô tô nhập khẩu vào thời điểm thuế nhập ô tô từ ASEAN giảm xuống 0%.

Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, kim ngạch nhập khẩu xe con dưới 9 chỗ ngồi năm 2017 đạt gần 39.000 chiếc, giảm hơn 10.000 chiếc so với năm 2016; song giá trị nhập khẩu lại tăng lên, đạt 717 triệu USD. Tính bình quân, giá xe nhập khẩu trước thuế là 420 triệu đồng/chiếc, tăng hơn 100 triệu đồng so với giá năm 2016.

Số lượng giảm, trong khi giá tăng, được cho là do chính sách kiểm soát chặt chẽ hoạt động nhập khẩu ô tô vào Việt Nam. Nếu năm 2018, xe nhập khẩu bị kiểm soát chặt hơn nữa, giá xe khó giảm.

Giá xe trong nước sẽ giảm mạnh liệu có hy vọng?

Bộ Công Thương cho biết, trong năm 2018 sẽ tính đến những giải pháp hỗ trợ cho sản xuất trong nước. Cụ thể là đề xuất xử lý các vấn đề về điều chỉnh thuế nhập khẩu linh kiện và phụ tùng, trên nguyên tắc thấp hơn mức thuế nhập khẩu ô tô thành phẩm, theo cam kết đã ký.

Hiện tại, với quy định mới, từ 1/1/2018, các DN sản xuất láp ráp ô tô có quy mô sản lượng lớn sẽ được giảm thuế nhập khẩu tất cả các linh kiện về mức 0%. Điều này, đã giúp cho các DN, bán lẻ sản phẩm sản xuất lắp ráp từ 12-15%.

Nếu các DN sản xuất lắp ráp ô tô được hưởng thêm ưu đãi thuế tiêu thụ đặc biệt mức 0% với phần linh kiện mua trong nước; các DN sản xuất linh kiện được giảm thuế nhập khẩu nguyên, vật liệu đầu vào xuống mức 0% thì giá thành xe sản xuất lắp ráp trong nước sẽ giảm thấp. Giá xe trong nước sẽ rẻ hơn xe nhập khẩu và được hưởng lợi.

Tuy nhiên, Bộ Tài chính mới đây có ý kiến không đồng tình với đề xuất ưu đãi thuế tiêu thụ đặc biệt cho ô tô sản xuất lắp ráp trong nước, do lo ngại vi phạm cam kết trong WTO.

Trước đó vào tháng 6/2017, tại Dự thảo Nghị định về sản xuất, lắp ráp và kinh doanh ô tô và Báo cáo đánh giá, đề xuất giải pháp phát triển ngành sản xuất ô tô gửi Thủ tướng, Bộ Công Thương đề nghị Bộ Tài chính thay đổi giá tính thuế đối với xe sản xuất, lắp ráp trong nước áp dụng đến 31 tháng 12 năm 2022.

Theo đó, không tính thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB) đối với phần giá trị gia tăng tạo ra trong nước (linh kiện, phụ tùng) nhằm tăng năng lực cạnh tranh cho các sản phẩm sản xuất lắp ráp trong nước, khuyến khích các hãng xe nâng cao hàm lượng giá trị gia tăng được sản xuất trong nước.

Bộ này còn yêu cầu: Bộ Tài chính thời gian tới cần rà soát và đề xuất điều chỉnh về các chính sách thuế thu nhập doanh nghiệp quy định tại Luật số 32/2013/QH13 theo hướng các sản xuất ô tô có quy mô lớn được hưởng ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp, không phân biệt địa bàn đầu tư.

Tags:
4.1 27 5 Nhấn vào đây để đánh giá
Tin liên quan
Tỷ giá

Tài chính - Ngân hàng

Giá ngoại tệ ngày 18/9/2024: USD tăng giá trước kỳ vọng cắt giảm lãi suất của Fed
(Tieudung.vn) Giá ngoại tệ hôm nay 18/9/2024: tỷ giá trung tâm của đồng Việt Nam với USD tăng 4...
 
Giá vàng ngày 18/9/2024: SJC bất ngờ tăng thêm 1,5 triệu đồng/lượng
(Tieudung.vn) Giá vàng ngày 18/9/2024: vàng SJC đột ngột tăng mạnh lên mốc 82 triệu đồng/lượng bán ra, trong khi...
 
Giá ngoại tệ hôm nay 17/9/2024: USD giảm còn 24.137 đồng/USD
(Tieudung.vn) Giá ngoại tệ hôm nay 17/9/2024: tỷ giá trung tâm của đồng Việt Nam với USD giảm 10...

Giá - Sản phẩm

Giá heo hơi ngày 18/9/2024: Đồng loạt tăng trên cả nước
(Tieudung.vn) - Giá heo hơi ngày 18/9/2024, đồng loạt tăng trên cả nước, dao động trong khoảng 62.000 - 67.000 đồng/kg.
 
Giá nông sản ngày 18/9/2024: Dự báo thị trường hồ tiêu và cà phê tháng 10
(Tieudung.vn) Giá nông sản ngày 18/9/2024, cà phê giảm 600 700 đồng/kg nằm trong khoảng 122.800 123.500...
 
Giải khát với Trà Dr Thanh, một shipper trúng thưởng 46 triệu đồng
(Tieudung.vn) Anh Nguyễn Văn Trọng, 40 tuổi, trú tại Bình Chánh, TP.HCM đã may mắn trúng Giải Nhất từ...
Giá nông sản
Nguồn: Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn Xem thêm »

Chuyên trang Tiêu dùng - Báo Kinh tế & Đô thị điện tử, Cơ quan của UBND TP. Hà Nội
Giấy phép số: 27/GP-CBC do Bộ Thông tin & Truyền thông cấp ngày 17/05/2022
Tổng Biên tập: Nguyễn Thành Lợi

() Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Tieudung.kinhtedothi.vn

Share facebook Share google Share twitter Share linkedin Share pinterest
1.45153 sec| 871.898 kb